Bộ môn nhảy cao là một nội dung trong môn điền kinh và có lịch sử hình thành, phát triển rất lâu đời. Đồng thời nó cũng là bộ môn thi đấu trong các hội thao được tổ chức định kỳ trên toàn quốc và quốc tế bởi tính hữu ích của nó giúp rèn luyện sức bật và thể chất hiệu quả. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bộ môn quen thuộc này trong bài viết dưới đây nhé!
Nhảy cao là bộ môn điền kinh được yêu thích nhất
Nhảy cao là một môn thể thao thuộc điền kinh, trong đó các vận động viên thực hiện bước nhảy sau khi chạy đà để vượt qua các độ cao khác nhau đã đề ra mà không làm rơi thanh ngang. Cú nhảy này được thực hiện sau khi vận động viên đã chạy, nhảy lên cao xoay người để vượt qua khỏi thanh ngang. Sân thi đấu chính của bộ môn này bao gồm một đường đua hình bán nguyệt, hai thanh đỡ thẳng đứng đặt ngang (nó có thể rơi khi chịu tác động từ bên ngoài).
Sở dĩ môn thể thao này trở nên gần gũi và được mọi người yêu thích bởi từ lâu nó đã được đưa vào các trường học từ trung học đến đại học và trở thành một môn học giáo dục thể chất. Môn thể thao này không đòi hỏi kỹ năng quá cao và cũng không kén đối tượng cả nam và nữ đều có thể luyện tập được.
Nhảy cao có đặc điểm gì đặc biệt?
Mỗi môn thể thao sẽ có các nét đặc trưng riêng và nhảy cao cũng vậy. Các đặc điểm chính của bộ môn này bao gồm:
- Bao gồm bốn thời điểm khác nhau để thực hiện là chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất.
- Việc giậm nhảy chỉ được thực hiện bằng một chân còn các vị trí khác nhau cho bước nhảy được gọi là các biến thể.
- Từ năm 1896, môn thể thao này đã có mặt trong Thế vận hội Olympics được tổ chức tại Hy Lạp.
- Phụ nữ bắt đầu tham gia thi đấu bộ môn này tại Thế vận hội Olympics ở Amsterdam, Hà Lan năm 1928.
- Độ cao của các thanh xà ngang là khác nhau và sẽ tăng dần sau mỗi lần nhảy.
Các kỹ thuật nhảy cao cơ bản
Có 4 kiểu kỹ thuật cơ bản thường được sử dụng bạn thường thấy là kỹ thuật nhảy lưng qua xà, kỹ thuật nhảy kiểu nằm nghiêng, kỹ thuật nhảy kiểu úp bụng và kỹ thuật nhảy kiểu bước qua. Sự khác biệt giữa các kỹ thuật là tư thế qua xà của các vận động viên trong giai đoạn bay người trên không mà thôi.
Các bước nhảy cao chi tiết là gì?
Dù có sử dụng kỹ thuật nào thì trong môn nhảy cao được chia làm bước giai đoạn mà vẫn động viên nào cũng cần trải qua:
Chạy lấy đà và chuẩn bị cho giậm nhảy
Giai đoạn nhảy cao này được tính từ khi bắt đầu chạy đà đến khi chân đặt vào chỗ giậm nhảy với mục đích tạo tốc độ nằm ngang cần thiết và chuẩn bị tốt cho động tác giậm nhảy. Tốc độ chạy phải tăng tới mức phù hợp và đạt cao nhất ở bước cuối cùng trước khi giậm nhảy. Việc chạy đà gần giống trong chạy ngắn nhưng tính chất tăng tốc độ, nhịp điệu và chiều dài các bước sẽ có những đặc điểm riêng. Trong giai đoạn cuối cùng này, nhịp điệu và tần số bước sẽ thay đổi thích hợp để chuẩn bị giậm nhảy.
Giậm nhảy chuẩn vị nhảy cao
Giai đoạn này được tính từ khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy tới khichân giậm rời khỏi mặt đất. Bạn cần đặt chân vào chỗ giậm nhảy nhanh và mạnh, đồng thời chân chạm đất gần như là thẳng, tiếp đó co lại để khi duỗi ra có hiệu quả hơn. Chân đặt vào chỗ giậm nhảy phải luôn ở phía trước điểm của trọng tâm cơ thể.
Chân giậm nhảy cao đưa về trước càng nhiều thì việc chuyển từ tốc độ nằm ngang sang tốc độ thẳng đứng càng cao. Nhiệm vụ của bước này là giúp thay đổi phương chuyển động của trọng tâm cơ thể. Khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy, chân giậm gập lại ở gối, hông và cả thân trên hơi ngả về trước.
Động tác giậm nhảy được thực hiện nhanh chóng và duỗi các khớp như khớp gối , khớp hông và khớp cổ chân. Người nhảy vươn thẳng người lên, tạo ra tốc độ bay ban đầu và giúp nâng thân người lên theo quán tính. Tốc độ bay ban đầu của người nhảy phụ thuộc nhiều vào độ lớn của phản lực khi giậm nhảy. Động tác đá lăng chân và đánh lăng tay có tác dụng bổ trợ thêm cho động tác giậm nhảy, làm tăng tốc độ giậm nhảy lên.
Bay trên không
Giai đoạn nhảy cao này sẽ được tính từ khi chân giậm rời khỏi mặt đất đến khi một bộ phận bất kỳ của cơ thể bắt đầu tiếp xúc với mặt đất. Nhiệm vụ của bay trên không là nâng cao hiệu quả qua xà và giữ thăng bằng giúp người nhảy với xa chân về trước để có được thành tích cao nhất. Sau khi chân giậm rời khỏi mặt đất, trọng tâm của cơ thể sẽ di chuyển theo một đường bay nhất định, phụ thuộc vào tốc độ bay ban đầu, góc độ bay và lực cản của không khí. Góc độ bay được tạo nên bởi tốc độ nằm ngang và tốc độ thẳng đứng của cơ thể người nhảy lúc kết thúc giậm nhảy.
Rơi xuống đất
Giai đoạn nhảy cao này được tính từ khi bộ phận đầu tiên của cơ thể chạm đất đến khi chuyển động của thân người hoàn toàn dừng lại. Giai đoạn rơi xuống đất giúp đảm bảo an toàn, giúp giữ và nâng cao thành tích cho người nhảy. Vì vậy, ở giai đoạn cuối này, người nhảy cần tận dụng hết đường bay của trọng tâm cơ thể và cố gắng hết sức với chân xa về phía trước để có thành tích tốt nhất.
Luật nhảy cao yêu cầu như thế nào
Giống như các bộ môn khác, có những quy tắc bắt buộc trong môn thể thao này cần tuân theo khi tập luyện và thi đấu. Hiệp hội Vận động viên Quốc tế (IAAF) quy định các quy tắc như sau:
- Khi mới bắt đầu, các vận động viên được nhảy cao khởi động để làm quen với đường chạy và ước lượng đo đà.
- Trước khi vào thi ban trọng tài sẽ thống nhất và thông báo về mức xà đầu tiên và mức nâng xà sau mỗi lượt nhảy. Mức nâng xà sẽ dừng lại khi chỉ còn lại một vận động viên duy nhất và là người thắng trong cuộc thi.
- Nếu chưa tìm ra được người thắng cuộc thì:
+ Mức xà nâng thấp nhất cho mỗi lần nâng là 2cm, mức nâng là như nhau trong mỗi lần nâng.
+ Khi chỉ còn một vận động viên thì mức nâng phụ thuộc vào quyết định của VĐV đó và là mức cao kỷ lục thế giới ở thời điểm đó. - Mức nâng thấp nhất trong mỗi lần nâng là 3cm đối với các thể thức phối hợp.
- Các vận động viên nhảy cao chỉ được giậm nhảy bằng một chân.
- Thời điểm một VĐV đang thực hiện phần thi thì các VĐV khác không được ở khu vực thi.
- Thời gian thi tối đa 1 phút tính từ thời điểm trọng tài gọi tên VĐV vào thi cho tới khi VĐV thực hiện xong phần thi của mình.
- Mức xà bắt đầu nhảy sẽ do VĐV đó quyết định, hoặc do trọng tài đề xuất. VĐV nhảy hỏng 3 lần liên tiếp sẽ bị loại khỏi cuộc thi.
- Mức xà mới sẽ được các trọng tài đo trước khi VĐV thực hiện phần thi để tránh các tác động của các VĐV trong quá trình nhảy .
- Đối với trường hợp các VĐV có thành tích bằng nhau:
+ VĐV đạt thành tích tốt hơn sẽ là người vượt qua mức xà cao nhất với số lần nhảy ít nhất.
+ Trong trường hợp 2 VĐV vẫn bằng thành tích thì ai là người nhảy hỏng ít hơn sẽ là người xếp cao hơn.
+ Nếu như 2 cách trên vẫn không phân định được thì các VĐV sẽ nhảy thêm lần nữa với mức xà cao hơn, ai nhảy qua sẽ được xếp cao hơn. Nếu không ai qua, chiều cao sẽ được hạ xuống và làm tương tự cho tới khi tìm được người chiến thắng( mức nâng hạ mỗi lần là 2cm)
Đó là luật nhảy cao đang được áp dụng trong tất cả các cuộc thi quốc tế đối với các VĐV.
Tham gia nhảy cao có tốt cho sức khỏe không?
Nhảy cao không chỉ dành riêng cho các VĐV mà mọi người đều có thể tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe, xây dựng cơ bắp và sức mạnh cho bản thân.
Cải thiện sức mạnh bản thân
Giống như squat nhảy, nhảy xa…thì bộ môn nhảy cao được coi là bài tập plyometric. Nó giúp kích hoạt các sợi cơ co giật nhanh chống lại lực cản giúp chúng khỏe hơn và dài hơn các sợi co giật chậm dựa trên độ bền ngắn. Đồng thời nó còn giúp tăng trưởng cơ bắp, sức mạnh tổng thể cho người tập luyện.
Xây dựng cơ bắp chắc khỏe
Nhảy cao giúp cơ thể sản xuất axit lactic, gây ra mệt mỏi cơ bắp. Sự mệt mỏi khiến cho nhiều sợi cơ co giật nhanh hơn để đáp ứng được nhu cầu tăng cơ. Đây là môi trường hoàn hảo để cơ bắp phát triển và phì đại. Đồng thời nó làm tăng lượng máu nhờ việc kích hoạt các nhóm cơ lớn ở chân. Do đó, chất dinh dưỡng sẽ đến khu vực này, làm thời gian phục hồi ngắn đi.
Phòng chống tổn thương, thương tích
Điều hòa cơ thể thông qua một loạt các chuyển động mô phỏng lại những động tác được thực hiện trong tập luyện. Điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ gặp chấn thương. Con người ta có xu hướng dễ bị thương khi tăng phạm vi di chuyển theo hướng không quen. Với nhiều sức đề kháng hơn, cơ thể dễ dàng đối phó trong trường hợp này. Việc tiếp đất trong nhảy cao theo nhiều hướng và phạm vi tạo ra một lực giúp cơ thể chống lại chấn thương.
Cải thiện cơ sinh học của cơ thể
Nếu ít vận động, cơ thể sẽ trở nên hạn chế hơn. Một số cơ bắp hoạt động nhiều trong khi những cơ khác hoạt động không đủ. Sự chi phối của các cơ tứ đầu và cơ gập hông sẽ làm gián đoạn trình tự cơ sinh học gây ra các hạn chế ở khớp. Do vậy, chúng ta cần tác động làm cho cơ mông và gân hoạt động giống như động tác tiếp đất trong quá trình nhảy, giúp cải thiện đáng kể cơ sinh học của cơ thể.
Tăng nhịp tim và đốt cháy mỡ thừa, chất béo
Việc thêm plyometric vào mạch sẽ giúp đẩy nhịp tim lên mức tiếp theo. Việc nhảy đòi hỏi nhiều năng lượng, đốt cháy lượng calo nhiều cũng như chất béo và đường hơn. Hoạt động này không chỉ trong mà còn diễn ra cả sau khi tập luyện. Bạn có thể áp dụng kết hợp giữa nhảy cao đốt cháy mỡ thừa hiệu quả với squat, đẩy, kéo.
Phối hợp để nhảy cao
Việc kết hợp nhiều bước trong quá trình nhảy cao sẽ giúp kích hoạt các kỹ năng vận động. Nó giúp phối hợp nhiều bộ phận, cơ quan cơ thể trong cùng một hoạt động hơn. Luyện tập trong một thời gian dài, bạn sẽ cảm thấy những cải thiện đáng kể về sức mạnh và sự ổn định, giúp hạn chế khả năng ngã và gây thương tích.
Những kỷ lục nhảy cao trên thế giới đã được xác nhận
Trải qua thời gian rèn luyện, thành tích của các vận động viên ngày càng được nâng cao, thậm chí còn lập lên các kỷ lục mới khác nhau. Một số kỷ lục tiêu biểu phải nhắc tới như:
- Kỷ lục nam nhảy cao nhất thế giới hiện nay đang thuộc về VĐV ngư,Cuba Javier Sotomayor với thành tích xà là 2,45m vào năm 1993 và hiện nay, anh vẫn giữ vững kỷ lục ấy, chưa VĐV nào vượt qua.
- Kỷ lục nữ nhảy cao nhất thế giới với mức xà là 2,09m vào năm 1987 bởi VĐV người Bulgaria, Stefka Kostadinova và sau hơn 30 năm rồi thì đây vẫn là kỷ lục chưa có VĐV nữ nào vượt qua.
- Kỷ lục nam nhảy cao Việt Nam hiện nay là 2,25m do VĐV Nguyễn Duy Bằng trong giải các ngôi sao Châu Á năm 2004.
- Kỷ lục nữ nhảy cao Việt Nam là Bùi Thị Nhung với mức xà là 1m94 vào năm 2005 tại giải điền kinh Thái Lan mở rộng và là mức xà kỷ lục cho tới thời điểm hiện nay.
Kết luận
Nhảy cao là một môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, làm tăng khả năng phản ứng nhanh nhẹn cho cơ thể. Do vậy hãy chịu khó rèn luyện bộ môn này mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai nhé!