Có thể xem Trung Quốc là cái nôi của trò chơi dân gian đá cầu. Trò chơi này sau đó cũng đã được du nhập sang Việt Nam và trở nên phổ biến với biết bao nhiêu thế hệ. Nhờ cách chơi đơn giản phù hợp nhiều đối tượng, ta dễ dàng bắt gặp tại nhiều nơi công cộng như trường học, công viên.
Giới thiệu về bộ môn đá cầu
Bộ môn đá cầu có thể chơi theo hình thức 2 người hoặc một nhóm vòng tròn, không giới hạn sân chơi và cũng không cần tới lưới. Bạn chỉ cần điều khiển một quả cầu sao cho không rơi xuống đất bằng cơ thể trừ hai tay.
Về sau khi được phát triển hơn, đã chia bộ môn đá cầu thành hai loại. Đầu tiên là hình thức nghệ thuật, yêu cầu kỹ năng khéo léo về dụng cụ và ba lê. Thứ hai là hình thức thi đấu, sẽ sử dụng những luật lệ quy định để tìm người chiến thắng.
Nguồn gốc và lịch sử môn đá cầu
Ra đời vào khoảng vào thế kỷ thứ V tại Trung Quốc, sau đó lần lượt tới các nước châu Á. Thời điểm mới xuất hiện, đá cầu được biết đến như một hình thức luyện tập ở thời xưa, giải trí cho những binh lính ở thời Hán và Tống. Về sau, mới được xem là một môn thể thao để thi đấu.
Sau khi đá cầu được đem ra để biểu diễn ở châu Âu, tại thế vận hội Olympic vào năm 1936. Đã được các nước như Đức, Hungary, Pháp…thử luyện tập và từ đó các giải đấu cũng như Liên đoàn đá cầu được thành lập ở khu vực này. Ở Việt Nam bộ môn này còn được biến thể thành các hình thức dân gian gần gũi như tâng, chuyền.
Luật thi đấu đá cầu
Khi trở thành một môn thể thao thi đấu chính thức ở các giải trong và ngoài nước, thì việc có những quy định là điều bắt buộc mỗi người tham gia giải đấu cần nắm rõ. Dưới đây là luật lệ cụ thể ở từng nội dung của bộ môn này.
Sân thi đấu và cầu
Chiều dài sân thi đấu là 11,88m và rộng 6,10m tính tới đường giới hạn phía mép ngoài, trong khoảng từ mặt sân trở lên, cao 8m thì không có vật cản. Có hai đường giới hạn là đường phân đôi ở phía dưới lưới, và đường giới hạn trong khu vực tấn công, song song với phân đôi sân, cách khoảng 1,98m.
Ở các giải đá cầu hiện nay Việt Nam khi thi đấu quy định cầu có chiều dài 0,131m và rộng 0,06m, với trọng lượng của quả cầu là 14g.
Lưới, cột lưới
Tối thiểu phải rộng 0,75m và dài 7,10m, mắt lưới khoảng 0,019m x 0,019m. Đường biên dọc phải cách hai cột dùng để căng lưới tối thiểu là 0,50m. Về chiều cao thì tùy đối tượng tham gia đá cầu mà có quy định khác nhau : đối với nhi đồng (1,30m), trẻ em (dưới 1,50m), thiếu niên(1,40m), nữ ( 1,60m).
Cột lưới cao tối đa là 1,70m và khoảng cách từ đường biên dọc tới cột lưới đứng hoặc cố định là 0,5m. Cột anten thường được dùng những màu sáng tương phản để vẽ, cao 1,2m, đường kính là 0,01m, so với mép lưới trên là 0,44m.
Trang phục khi thi đấu
Trong đá cầu, áo đấu được yêu cầu phải đồng phục giống nhau về màu sắc, họa tiết, và có số phía trước và sau lưng, số áo cố định từ đầu đến hết mùa giải. Đánh số từ 1-15, kích thước 0,2 x 0,1m.
Tất cả các vị trí đều phải bỏ áo trong quần khi thi đấu. Đối với những vị trí đặc biệt như đội trưởng sẽ có thêm băng đeo ở tay trái, huấn luyện viên thì có trang phục thể thao riêng.
Quy định với trọng tài
Về trang phục quy định chung cho tất cả là quần sẫm, áo trắng, giày tây. Một tổ trọng tài gồm có: 1 trọng tài chính, một trợ lý, 1 trọng tài bàn, 1 trọng tài lật số, 2 trọng tài biên. Ghế của trọng tài chính đặt sau cột lưới, trên đường phân đôi sân. Còn trợ lý trọng ở phía ngoài cột lưới.
Quy định với đấu thủ
Tùy vào hình thức thi đấu ở mỗi trận đá cầu mà số lượng đấu thủ mỗi đội sẽ khác nhau, một người với đấu đơn, hai người đấu đôi và ba người khi đấu đội. Đối với thi đấu đồng đội tối thiểu 6 người và tối đa 9 người, dự bị 3 người và mỗi người không tham gia quá 2 nội dung.
Ban huấn luyện có quyền thay người tối đa 3 lần trong 1 hiệp đấu. Tuy nhiên ở nội dung đội nếu đã thay người trong hiệp đấu mà trọng tài truất quyền thi đấu thì toàn đội sẽ bị xử thua. Chỉ đấu thủ chính thức và ban huấn luyện mới được vào sân khi đội đang trong quá trình khởi động .
Thi đấu
Khi phát cầu phải đặt chân trụ phía ngoài sân, đỡ phát cầu và di chuyển chỉ trong phần sân của đội mình. Trọng tài đọc điểm xong, phát cầu ngay trong 5s, nếu không sẽ bị nhắc nhở và phạt. Không được giẫm chân lên đường biên ngang hay đường giới hạn cũng như không để chạm vào đồng đội trước khi sang sân đối thủ. Cầu phát phải qua lưới và trong phần sân quy định.
Lưu ý khi tham gia đá cầu, không có những hành vi làm mất tập trung khi thi đấu và không được để cơ thể sang sân đối phương, hay chạm vào lưới, ghế trọng tài. Cầu không được chạm hai cánh tay, trần nhà.
Hội ý và tạm dừng trận đấu
Chỉ ban huấn luyện hoặc đội trường mới có quyền ra dấu hiệu xin hội ý, trong một hiệp không quá 2 lần và thời gian không quá 30s. Tạm dừng tối đa 5 phút trong trường hợp cần thiết, và các thành viên trong đội đá cầu không được ra khỏi sân thi đấu, nếu giải lao giữa giờ cũng trong khu vực quy định.
Phạt lỗi
Trong khi thi đấu đá cầu, duy nhất đội trưởng mới có quyền tiếp xúc với trọng tài. Và các đấu thủ sẽ nhận thẻ vàng nếu :
- Các hành vi phi thể thao
- Lời lẽ hoặc hành động xấu
- Vi phạm luật hay cố kéo dài thời gian thi đấu
- Ra vào sân tự do không được trọng tài cho phép.
Đối với các lỗi nghiêm trọng hơn, sẽ bị thẻ đỏ :
- Vi phạm lỗi nghiêm trọng
- Thực hiện hành vi phi bạo lực
- Nhổ nước bọt vào người khác
- Tấn công, lăng mạ người khác
- Nhận 2 thẻ vàng trong một trận
Kỹ thuật chơi đá cầu cơ bản
Cũng không khó để chơi đá cầu, nhưng để tham gia thi đấu chuyên nghiệp, nhiều người vì không biết đến những kỹ thuật đúng, đã dẫn tới việc luyện tập sai tư thế.
Cầm cầu và phát cầu đúng
Dùng ngón trỏ và ngón giữa bàn tay để đỡ cầu, co tay lại khi cầm, sau đó để chân đá cầu tầm ngang thắt lưng, sao cho cách người 0,3m. Hai bàn chân để rộng bằng vai, dùng nửa bàn chân chạm sàn, dùng bàn chân trước làm trọng tâm. Khi cầu đã tiếp đất, dùng lực vừa đủ sút cho cầu bay qua sang phần sân đối thủ.
Phát chính diện chân thấp: Với mục đích đưa cầu vào lưới, kỹ thuật này được áp dụng rất nhiều trong thi đấu đá cầu. Nó giúp bạn nhắm vào những điểm yếu từ việc phát cầu của đối phương mà ăn điểm trực tiếp hoặc khiến đối thủ rơi vào tình huống bị động, rồi từ đó chuyển điểm về đội bạn.
Kỹ thuật đúng để tâng cầu bằng đùi và mu bàn chân
Đối với dùng đùi để tâng cầu, hãy để hai chân rộng bằng vai, ngón chân thuận cách gót chân trước tầm 1/2 bàn chân, đồng thời dùng nửa bàn chân chạm đất, lấy bàn chân trước làm trọng tâm. Ném cầu sao cho cách ngực tầm 0,2-0,4m , cao khoảng 0,3-0,5m. Nhìn theo hướng rơi của cầu mà di chuyển theo, sau đó đầu gối bạn cong lại để đá cầu bay lên.
Trong đá cầu, kỹ thuật tâng bằng mu bàn chân cũng khá quan trọng. Tương tự như dùng đùi, 2 chân cũng đứng rộng bằng vai, mũi chân thuật để sau gót chân trước ½ bàn chân. Dùng nửa bàn chân chạm đất, hai đầu gối hơi khuỵu lại, thả lỏng tự nhiên hai tay, sao cho trọng tâm dồn về phía chân trước. Cầu tung cao khoảng 0,5m, nhìn hướng rơi của cầu, dùng mu bàn chân đưa cầu lên. Vươn chân ra hay di chuyển cho phù hợp vị trí cầu rơi.
Các giải đá cầu trên thế giới
Hiện nay, bộ môn đá cầu đã xuất hiện rất phổ biến tại Việt Nam, bằng chứng là các giải lớn nhỏ thường xuyên như giải đồng đội, cá nhân quốc gia, các giải bãi biển, tuổi trẻ, hội khỏe phù đổng…. Ngoài các giải trong nước, hiện nay cũng đã trở thành môn thể thao thi đấu tại Seagame và Asiad. Năm 2021, Giải Vô địch Đá Cầu Châu Á lần thứ I tại Thừa Thiên Huế – Việt Nam.
Năm 1999 Liên đoàn Đá cầu Quốc tế ra đời, với sự tham gia của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đức, Pháp, Hungary, Canada,… Và không thể không kể đến, thành tích của đội tuyển quốc gia Việt Nam đã liên tiếp giành vị trí thứ nhất thế giới. Tuy nhiên, năm 2021 giải vô địch đá cầu thế giới ở Đức bị hoãn lại do dịch. Vào tháng 6/2022 vừa qua, tại Paris đội cầu Việt nam cũng vừa tham giải Pháp mở rộng.
Kinh nghiệm đá cầu cho tuyển thủ quốc gia
Ngoài việc nắm vững những kỹ thuật cũng như quy định khi tham gia thi đấu. Để đạt được những thành tích tốt nhất, việc chuẩn bị kỹ lưỡng về các mặt khởi động, tâm lý và chiến thuật cũng chính là những điều các đấu thủ cần quan tâm.
Khởi động
Trong thi đấu đá cầu, quan trọng nhất là việc khởi động, thực hiện tốt những kỹ thuật đầu tiên khi bắt đầu trận đấu sẽ giúp bạn làm nóng người, từ đó tăng nhiệt độ cơ thể, máu, giúp cơ bắp đàn hồi. Cũng như tránh được những trấn thương như căng cơ, chuột rút,…
Chuẩn bị tâm lý
Một tâm lý thoải mái trước trận, việc để đầu óc thông thoáng sẽ giúp bạn tập trung, cũng như khả năng quan sát đối thủ và đồng đội tốt hơn. Từ đó giúp bạn nhanh nhạy xử lý tình huống và phán đoán tốt để đưa ra những đòn thi đấu hiệu quả để ghi điểm trong một trận đá cầu.
Chuẩn bị chiến thuật thích hợp
Việc tìm hiểu về đối thủ sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về những kỹ thuật, điểm mạnh điểm yếu của đối phương. Sau đó dùng những điểm mạnh của mình áp chế điểm yếu trong kỹ thuật hay phán đoán quan sát của họ, cũng như đề phòng hơn để không bị điểm mạnh của họ đánh bại.
Kết luận
Đá cầu không chỉ là trò chơi dân gian mà đã có những giải đấu chuyên nghiệp trong và ngoài nước cho những ai yêu thích bộ môn thể thao này. Ngoài việc rèn luyện thường xuyên, nắm vững những kỹ thuật để thi đấu. Bạn cũng cần trang bị những kiến thức về các quy định để tham gia một các giải đấu một cách chuyên nghiệp hơn. Hy vọng thông qua bài viết này, sẽ giúp bạn có thêm những sự chuẩn bị tốt khi chơi bộ môn thể thao này.