Thể thao mạo hiểmBắn cung tên - Những điều bạn cần lưu ý khi chơi...

Bắn cung tên – Những điều bạn cần lưu ý khi chơi bộ môn

Bắn cung tên vẫn còn là một bộ môn thể thao mới lạ với người dân Việt Nam nhưng lại đang được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm. Để có thể chơi bộ môn này một cách thuần thục, điêu luyện và chuyên nghiệp, bạn cần nắm được những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về nó. Hãy cùng  tìm hiểu bài viết sau để có được những thông tin hữu ích.

Bắn cung tên là gì?

Bắn cung là một bộ môn nghệ thuật, thực hành kĩ năng sử dụng cung, đẩy các mũi tên đi nhắm đến đích. Bắn cung tên có lịch sử lâu đời, thường được sử dụng cung trong việc săn bắt hoặc chiến tranh, đánh chiếm bộ lạc. Và đến nay, cung được sử dụng như một cách thức giải trí và trở thành môn thể thao hấp dẫn. Người chơi hay các vận động viên biết bắn cung được gọi là “cung thủ”.

Bắn cung là bộ môn thể thao hấp dẫn ngày càng được ưa chuộng
Bắn cung là bộ môn thể thao hấp dẫn ngày càng được ưa chuộng

Lịch sử ra đời của bắn cung tên

Bắn cung tên được sáng tạo trong khoảng cuối thời kỳ đồ đá cũ hoặc đầu thời kỳ Mesolithic. Cây cung được có lịch sử lâu đời nhất được biết tới là ở Châu Âu từ Stellmotor trong Thung lũng Ahrensburg thuộc phía bắc thành phố Hamburg nước Đức, cuối thời kỳ Paleolithic, khoảng 10.000 – 9.000 trước công nguyên. 

Cung tên được làm từ gỗ thông, bao gồm cán, phần thân dài 15–20cm (6–8 inches) và mũi tên. Mũi tên đã được biết nhưng chưa được thông dụng bởi lúc đó, lao được sử dụng nhiều và phổ biến hơn. Cung và mũi tên đã xuất hiện trong nền văn hoá Ai Cập từ thời kỳ Tiền Triều đại Ai Cập. Ở khu vực Levant, trong Văn hoá Natufian các mũi tên được làm có phần thẳng hơn trước.

Ở châu Á và trong Đạo Hồi, thuật bắn cung tên được phát triển rất mạnh. Ở Nhật Bản, Trung Quốc thuật bắn cung được chú trọng nhằm phục vụ cho mục đích quân sự, nhất là các dân tộc du mục ở phía Bắc Trung Quốc như người Nữ Chân/Mãn Châu, người Mông Cổ, người Khiết Đan,…. Do vậy, họ là những chiến binh giỏi trong việc bắn cung, mà nổi tiếng là đội kỵ xạ của người Mông Cổ vào thế kỷ XIII đã khiến cho bao đội quân khiếp sợ.

Tuy nhiên, sự phát triển của súng đạn đã làm cung dần dần bị lãng quên và không được sử dụng nhiều trong chiến tranh. Dù vậy, các phong tục truyền thống vẫn được sử dụng trong thi đấu thể thao bắn cung, và đi săn ở một số nơi. Ngày nay, bắn cung tên là một bộ môn thể thao thi đấu chính thức tại Thế vận hội (Olympic).

Cung được làm từ gỗ thông có cán và thân dài 15-20cm và tên
Cung được làm từ gỗ thông có cán và thân dài 15-20cm và tên

Các hình thức bắn cung tên

Cung có cấu tạo rất đơn giản, bao gồm cánh cung, dây cung và mũi tên. Ban đầu, nguyên liệu được dùng làm cánh cung và mũi tên là tre, gỗ… còn dây cung được làm bằng da, gân thú, dây leo… Sau dần theo thời gian mà cung được cải tiến từ vật liệu đến hình thức. Có 4 hình thức bắn cung tên dựa vào các loại cung khác nhau bạn có thể tham khảo:

  • Cung ngắn: Cùng với lao và nỏ, cung ngắn xuất hiện phổ biến từ thời cổ đại được làm vũ khí tầm xa chính, sử dụng nhiều trong săn bắn cung tên và trên chiến trường. Tầm bắn cung đạt 30m và sử dụng mũi tên ngắn.
  • Cung trung bình: Kết thúc thời kỳ đồ đá cũ, chiến tranh giữa các bộ lạc thường xuyên diễn ra vì thế các loại vũ khí cũng cần được cải tiến hơn. Cả cánh cung và dây cung được kéo dài ra giúp cho cung kéo được nhiều hơn, lực bắn đi mạnh và tầm bắn xa hơn. Cung trung bình xuất hiện sớm nhất vào khoảng 3300 năm TCN ở vùng núi Alps và được phổ biến sử dụng ở nhiều nơi như Ai Cập, châu Á, đảo Crete.
  • Cung phức hợp: Được người Ai Cập phát minh ra, đến khoảng thế kỷ 4 TCN người Trung Quốc cũng xuất hiện cách bắn cung tên này. Thay vì sử dụng một thanh gỗ hoặc một cặp sừng để làm cánh cung thì cung phức hợp được chế tạo từ vài loại vật liệu trộn lại với nhau. Thông thường, cung được làm từ sự kết hợp giữa gỗ, sừng, gân và một số loại vật liệu khác. Dựa vào vật liệu làm cung, kỹ thuật làm cung khác nhau mà tầm bắn của cung hỗn hợp sẽ khác nhau.
  • Cung dài: Còn được gọi là cung lớn, cung chiến, trường cung được xuất hiện vào thời Trung cổ, mũi tên được bọc thép ở đầu, tầm bắn có thể đạt tới 90m với tầm bắn thẳng, thậm chí xa hơn có thể lên tới 183m – 366m với tên nhẹ.
Tầm bắn của cung khác nhau dựa vào vật liệu kỹ thuật làm cung
Tầm bắn của cung khác nhau dựa vào vật liệu kỹ thuật làm cung

Những kỹ thuật bắn cung tên bạn cần biết

Bắn cung tên không phải là môn thể thao đơn giản, dễ dàng mà nó đòi hỏi cần có những kỹ thuật bắn nhất định mà người chơi cần tuân thủ theo để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt. Dưới đây là cách sử dụng cũng như kỹ thuật cần thiết cơ bản khi bắn cung tên mà bạn cần áp dụng theo:

  • Bước 1: Đặt 2 bàn chân tạo thành 1 góc khoảng 60 độ, giữ trọng tâm cho cơ thể cân bằng.
  • Bước 2: Chuẩn bị cung tên và điều hòa giữ đều  nhịp thở.
  • Bước 3: Nâng cung tên lên khỏi phần đầu và kéo dây cung một cách từ từ.
  • Bước 4: Kéo căng dây cung, hít thở và tập trung sự chú ý vào mục tiêu, tránh phân tâm để ngắm bắn cho chuẩn xác.
  • Bước 5: Thả tay cầm phần đuôi của mũi tên ra để phóng mũi tên nhưng vẫn phải tiếp tục giữ cây cung tại vị trí vừa bắn.

Các cung thủ trẻ hay những người mới tập chơi bắn cung tên thường rất quan tâm tới việc bắn trúng mục tiêu trong khi những cung thủ có nhiều kinh nghiệm lại quan tâm đến đến trạng thái tinh thần ổn định ( tiếng Nhật gọi là Mushin). Khi trạng thái tinh thần ổn định, khả năng tập trung sẽ tốt hơn, từ đó thành tích đạt được sẽ cao hơn.

Lưu ý: Không nên tự chế tạo cung để tập luyện bắn cung tên vì điều này sẽ rất nguy hiểm cho bản thân bạn và mọi người xung quanh.

Các kỹ thuật bắn cung tên cần tuân thủ nghiêm ngặt
Các kỹ thuật bắn cung tên cần tuân thủ nghiêm ngặt

Một vài lỗi bắn cung tên cơ bản thường gặp

Trong quá trình bắn cung tên đôi khi bạn sẽ gặp phải những lỗi cơ bản khiến khả năng gặp phải chấn thương tăng cao. Nếu là người mới tiếp cận với môn thể thao này bạn hãy tham khảo các lỗi sau đây: 

Đứng sai tư thế bắn cung tên

Đây là lỗi cơ bản mà các cung thủ mới thường hay gặp nhất. Dáng đứng cực kỳ quan trọng vì nó sẽ tác động tới khả năng duy trì sự thăng bằng, ổn định, sức bắn cũng như việc nhắm mục tiêu. Để sửa lỗi này, bạn có thể dùng thước, băng keo làm vật dấu tạo thành một đường thẳng vuông góc trên mặt đất ở giữa bia. Sau đó, đứng quay sang phải (nếu bạn dùng tay phải kéo cung và ngược lại), hai chân song song rộng bằng vai và dọc theo đường thẳng đã tạo.

Nắm cung tên quá chặt

Nắm bắn cung tên quá chặt cũng là một lỗi mà rất nhiều cung thủ mắc phải trong quá trình tập luyện và thi đấu. Khi nắm cung quá chặt, sẽ tác động một lực không nhỏ lên cung làm ảnh hưởng tới hướng bắn của mũi tên làm giảm độ chính xác. Để cải thiện lỗi này, bạn dùng một lực vừa đủ để giữ cây cung thẳng đứng và giữ cung ở khoảng trống giữa ngón cái và các ngón còn lại!

Thả tay ngay sau khi bắn cung tên

Đây là lỗi cũng thường hay gặp phải của các cung thủ. Việc thả tay ra ngay sau khi bắn sẽ khiến mũi tên thường bay xuống thấp hơn, và không trúng hồng tâm. Để cải thiện vấn đề này, bạn cần giữ nguyên tư thế sau khi bắn. Việc sử dụng cung có kích thước và trọng lượng phù hợp sẽ giúp cho việc này được dễ dàng hơn. Điều này có thể khó trong thời gian đầu nhưng chắc chắn  kết quả bắn cung tên của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.

Thả dây cung sai vị trí

Di chuyển tay khỏi vị trí quá sớm sẽ làm cho mũi tên hay bị hướng chếch sang một bến. Đây cũng là lỗi các cung thủ hay gặp phải. Để cải thiện vấn đề này, bạn lưu ý khi kéo dây cung đến vị trí bàn tay cạnh khóe miệng, hãy thả dây và giữ nguyên vị trí bàn tay cho đến khi mũi tên trúng bia. Ngoài ra có thể buông nhẹ các ngón tay và giữ ngón cái thẳng đứng để duy trì tư thế được dễ dàng hơn.

Điểm tựa không cố định

Điểm tựa thường do các cung thủ tự ước lượng chẩn đoán, vì thế mỗi lần bắn bạn có thể sử dụng một điểm tựa khác nhau khiến cho mũi tên bắn sẽ đi theo các hướng hoàn toàn khác nhau. Việc duy trì một điểm tựa duy nhất là không hề đơn giản nhất là các cung thủ mới chơi. Để khắc phục lỗi này bạn nên chọn điểm tựa là khóe miệng trên hoặc ngay dưới cằm. Điểm tựa ở khóe miệng sẽ dễ dùng hơn đối với người mới bắt đầu.

Sau khi bắn, giữ nguyên tư thế sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt
Sau khi bắn, giữ nguyên tư thế sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt

Lỗi dùng sai cung tên khi bắn

Mặc dù kỹ thuật bắn là yếu tố quyết định đến 80% kết quả bắn, tuy nhiên nếu sử dụng sai loại cung tên, các kỹ năng bắn của bạn sẽ khó được cải thiện hơn. Không những thế, các cung thủ còn có thể tạo thói quen xấu để thích ứng cho phù hợp với cung lỗi. Để cải thiện vấn đề này, bạn có thể tham khảo kiến thức từ các chuyên gia để tìm những chiếc cung phù hợp cả về kích thước lẫn trọng lượng.

Thời gian ngắm bắn quá dài

Nhiều người vẫn nghĩ rằng kéo cung và ngắm bắn trong thời gian lâu sẽ giúp cho việc nhắm trúng hồng tâm được chuẩn xác và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc đó sẽ khiến bạn càng cảm thấy áp lực hơn, đồng thời lực căng cũng trở nên nặng hơn. Khi không đủ lực duy trì, cánh tay bạn sẽ bị rung, làm cho vị trí ngắm bị sai lệch. Việc ngắm thật kỹ hồng tâm, kéo dây cung và nhắm lại vào hồng tâm đã xác định trước rồi mới bắn sẽ giúp cải thiện được vấn đề này.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm được những thông tin bổ ích và thú vị về môn bắn cung tên. Nếu đam mê với bộ môn thể thao này hãy tập luyện ngay bạn nhé để nâng cao kỹ thuật bắn của bản thân.

Xem nhiều nhất