Kendo – một môn võ thuật vừa được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Đây là một môn võ thuật kiếm đạo đặc trưng của Nhật Bản do vậy nó mang đậm bản sắc và văn hóa của đất nước hoa anh đào này. Để hiểu rõ hơn về bộ môn võ thuật kiếm đạo này, đọc ngay bài viết dưới đây.
Lịch sử và nguồn gốc của bộ môn võ thuật Kendo
Kiếm thuật Kendo còn được gọi với cái tên khác là kiếm Nhật. Nó được ra đời vào thời Heian (794 – 1185). Đây được coi là thời điểm bắt nguồn cho sự ra đời của môn võ kiếm đạo tại Nhật.
Kendo vào thời kỳ khó khăn
Trong suốt thời kỳ Edo (1603 – 1867) yên bình, việc luyện kiếm đạo Kendo ngoài có ý nghĩa thể hiện sức mạnh, vũ lục và giết chóc thì nó đã có một ý nghĩa khác. Người Nhật cho rằng luyện kiếm đạo là việc giúp con người ta tu thân dưỡng tính, là cách giúp bạn sống kỉ luật và phát triển bản thân mình.
Trong thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng, Kendo tại Nhật Bản đã từng bị cấm trong khoảng thời gian ngắn vì kiếm đạo bị cho rằng là một loại hình bạo lực thực hành quân sự. Bởi vì chính quyền cầm quyền lúc đó lo lắng người dân sẽ dựa vào kiếm đạo để tạo phản. Lý do là kiếm đạo là một môn võ thuật bạo lực và sức sát thương lớn.
Ở thời kỳ thịnh vượng
Tuy nhiên khi Nhật dành lại được chính quyền và khôi phục được nền độc lập thì bộ môn võ thuật kiếm đạo đã được khôi phục lại một lần nữa. Và minh chứng cho việc này chính là Liên đoàn Kendo Toàn Nhật Bản được thành lập vào năm 1952 và chính thức được công nhận vào năm 1954.
Và đến năm 1970, Giải vô địch Kendo Thế giới đầu tiên được tổ chức tại thủ đô Tokyo đã mở ra một thời kỳ thịnh vượng mới cho bộ môn võ thuật này. Hiện nay Giải vô địch Kiếm đạo thế giới đã có đến hơn 50 quốc gia tham gia. Cuộc thi được tổ chức với tần suất 3 năm một lần, tại các địa điểm trên toàn thế giới.
Đòn đánh của Kendo thường nhằm vào những chỗ hiểm yếu của cơ thể. Ví dụ các như vị trí ở như đỉnh đầu, hông giữa xương sườn và xương chậu, cổ tây, đâm vào họng.
Tìm hiểu về võ phục và dụng cụ trong Kendo
Trong Kendo võ phục cùng với các dụng cụ luyện kiếm là một trong những phần cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc luyện kiếm.
Võ phục môn kiếm đạo
Võ phục của kiếm đạo Kendo chính lag bộ trang phục truyền thống của người Nhật thường được gọi với khác là hakama cùng với một bộ giáp có tác dụng bảo hộ cơ thể tên là bōgu. Võ phục mặc của những kiếm sĩ bao gồm có một áo khoác bên ngoài tên là kendogi or keikogi, một chiếc áo hakama và một loại quần có dây buộc ở thắt lưng với 2 ống quần giúp quần không bị vướng trong quá trình luyện kiếm.
Ngoài ra trong bộ võ phục này của Kendo còn có một chiếc khăn được dùng để quấn quanh đầu được làm cotton gọi là tenugui. Chiếc khăn được quấn quanh đầu ngoài tác dụng lâu mồ hôi trong quá trình luyện tập thì nó còn có tác dụng bảo vệ đầu khi luyện tập.
Dụng cụ luyện tập
Bên cạnh bộ võ phục thì thanh kiếm tre shinai cũng là một trong những dụng cụ quan trọng với những kiếm sĩ khi luyện tập Kendo. Hiện nay người ta thường sử dụng kiếm tre để thay thế cho kiếm Nhật Katana trong tập luyện để tránh những tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra.
Thanh kiếm này được ghép vào bằng 4 thanh tre, được giữ chật với nhau bằng một miếng da.. Hiện nay khi khi công nghệ kỹ thuật phát triển người ta thường sử dụng thanh kiếm được làm bằng vật liệu carbon được gia cố bằng các thanh nhựa tổng.
Trong giới kiếm đạo Kendo, những người tập Kendo thường được gọi là Kendoka. Ngoài việc sử dụng những thanh kiếm trên họ cũng hay sử dụng những thanh kiếm gỗ cứng bokutō để tập luyện kata. Ngoài ra khi luyện tập bạn sẽ được đội một loại mũ đặc biệt có tên là Men. Mũ được thiết kế với lưới sắt để bảo vệ mặt, kết cấu bằng da và bìa cứng để bảo vệ đỉnh đầu, cổ và hai bên vai.
Phần hông được bảo vệ bằng áo giáp phần eo và phía trước háng được bảo vệ bằng tare. Cẳng tay, cổ tay và bàn tay được đeo dụng cụ bảo vệ là một loại găng tay dài, dày và có đệm gọi là kote. Một điều đặc biệt trong môn kiếm đạo Kendo này là khi luyện tập hay chiến đấu sẽ có tiếng ồn. Những kiếm sĩ sử sử dụng tiếng hét của mình để thể hiện bản lĩnh của mình cũng như đeo dọa tinh thần đối phương.
Các kỹ thuật Kendo cơ bản cho người mới
Kendo là một môn võ thuật đòi hỏi người luyện phải bỏ qua một khoảng thời gian và công sức lớn thì mới có thể đạt được thành quả. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu các bài tập cơ bản khi luyện Kendo cho người mới.
Kirikaeshi
Đây là bài tập vung kiếm, khi tập bài tập này kiếm sĩ phải luyện vung kiếm chém liên tục bên trái và bên phải. Trong lúc luyện chém người luyện phải thực hiện di chuyển như 4 bước tiến và 5 bước lùi mỗi khi vung kiếm 1 lần. Mục đích của bài tập này trong Kendo giúp giữ vững trọng tâm, khoảng cách và các kỹ thuật, đồng thời cũng để nâng cao tinh thần và thể lực.
Ji-geiko
Đây là hình thức đánh tự do đối kháng giữa 2 người với nhau. Khi luyện tập bạn chỉ cần dùng hết tất cả những gì mình có để thi đấu với đối phương. 2 người sẽ so tài năng lực Kendo của bản thân đến khi có 1 người thắng hoặc 2 bên ngang tài ngang sức đồng ý hòa sẽ kết thúc.
Waza-geiko
Đây là bài tập chuyên về kỹ thuật khi thi đấu Kendo, muốn chiến thắng đối thủ không phải chỉ có tiến hành tấn công tốn công. Mà nó còn phụ thuộc vào việc người đó có những chiến thuật khi chiến đấu để có thể dễ dàng chiến thắng đối thủ.
Một số kỹ thuật cơ bản khác của kiếm đạo Nhật
- Gokaku-geiko Kendo là tiến hành đấu đối kháng giữa 2 đối thủ cùng cấp bậc.
- Kakari-geiko: Đây là bài tập đánh nhanh, liên tục và mạnh mẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Bài tập này được diễn ra với mục đích rèn luyện cho người tập giữ được sự tỉnh táo. Phải luôn trong trạng thái sẵn sàng đương đầu và phòng bị trước mọi đòn đánh của đối thủ.
- Hikitate-geiko: Tập luyện đặc biệt với người có trình độ cao hơn mình.
- Shiai-geiko: Tiến hành thi đấu có trọng tài.
Lợi ích của trong việc luyện Kiếm đạo
Kendo là một trong những bộ môn võ đạo giúp người luyện có thể phát triển của về mặt thể chất lẫn tinh thần. Vậy nó được thể hiện như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những lợi ích của bộ môn kiếm đạo.
Kendo là một bộ môn võ thuật không yêu cầu cao về thể lực. Nếu bạn là một người cơ bắp phải cuồn cuộn hay là một người gầy yếu, nhỏ con thì đều có thể luyện Kendo được. Kendo đối với người Nhật là một trong những phương pháp giúp bạn phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất.
Không thể phủ nhật nhờ tinh thần kiếm đạo trong môn Kendo đã giúp cho Nhật Bản đào tạo ra những thế hệ con người vượt bậc cả về trí tuệ lẫn thể lực. điều này góp 1 phần quan trọng trong việc phát triển đất nước. Kendo không phải để đánh nhau. Nó là việc nhận đòn đánh và hiểu ra được điểm yếu của bản thân.
Triết lý và tinh thần Kendo
Trong Liên đoàn Kiếm đạo Toàn Nhật Bản họ luôn chủ trương đẩy mạnh mọi việc giúp các người luyện tập trau dồi tinh thần mạnh mẽ, lòng chân thành, lễ nghĩa, danh dự và cải thiện bản thân. Kendo giúp con người nâng cao ý thức cống hiến cho xã hội, yêu mến cộng đồng và thúc đẩy hòa bình thế giới rộng rãi hơn.
Trong Kendo họ rất coi trọng lễ nghi, điều này thể hiện rất rõ qua những trận đấu. Sự tôn trọng đối thủ và tập trung phát triển bản thân mọi lúc mọi nơi thể hiện thái độ khiêm tốn cả trong lẫn ngoài Kiếm đạo.
Những luật lệ khi thi đấu kiếm đạo Nhật
Mọi trận đấu Kendo đều được bắt đầu bằng một nghi lễ. Đây được xem là hình thức thể hiện thái độ tôn trọng cũng như khiêm tốn của các tuyển thủ trong thi đấu. Đó chính là cúi đầu về phía trước trọng tài sau đó là đối thủ.
Khi chiến đấu các tuyển thủ Kendo có thể thực hiện những kỹ thuật tấn công, phản công hay phòng thủ khác nhau nhưng đều theo một quy tắc. Đó là từ chậm rãi cho đến nhanh chóng về sau.
Cách ghi điểm trong thi đấu kiếm đạo
Có thể ghi điểm trong trận đấu Kendo thì bạn phải khiến cho đầu kiếm chạm vào được phần quy định trên áo của đối thủ. Phần đầu kiếm quy định sẽ được đánh dấu bằng một sợi dây. Khi thi đấu bạn phải làm cho phần bị đánh dấu trên phím đó đâm vào đối thủ.
Tuy nhiên điều này bạn không cần phải lo lắng vì khi thi đấu các tuyển thủ Kendo sẽ được bảo vệ bởi các bộ phận như mũ bảo hiểm, bao cổ tay cũng như bảo vệ ở hai bên thân mình và trước cổ họng của họ. Do vậy sẽ không phải lo tình trạng xảy ra những trường hợp nguy hiểm.
Cách tính điểm trong môn võ
Điểm ở trong mỗi trận đấu Kendo sẽ được trọng tài phán xét và phân chia theo quy định. Mỗi trận đấu có đến 3 trọng tài quan sát và xét xử và để cho điểm các trọng tài Kendo sẽ sử dụng những lá cờ có màu tương ứng với số điểm để đánh giá tuyển thủ ít nhất phải có hai trong ba trọng tài đồng ý với việc cho điểm đó thì số điện mới được trao đến tay các tuyển thủ.
Có ba kết quả xảy ra nếu trận đấu Kendo kết thúc với tỷ số hòa: Hikiwake (hòa), Echo (Kéo dài thời gian đấu cho đến khi một bên giành được một điểm) hoặc Hantei (trọng tài bỏ phiếu cho người chiến thắng). Dựa theo đúng số điểm của từng người để phân định ra kết quả cuối cùng như thế nào chính xác.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn về bộ môn kiếm đạo Kendo. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về môn võ thuật đến từ Nhật Bản này