Việc học võ nói chung và học võ wushu nói riêng đều giúp học viên rèn luyện thể chất và nâng cao sức khỏe,… Do đó việc tập luyện võ thuật thường xuyên sẽ giúp phát triển các nhân tố vận động như sức mạnh, sức bền, dẻo dai, linh hoạt,… Ngoài ra, khi học võ wushu thì bạn có thể coi đó là một lợi thế trong những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng võ thuật chẳng hạn như nghề bảo vệ, an ninh,…
Võ wushu là một trong những môn võ được coi là tinh hoa trong nền võ thuật Trung Hoa. Hiện nay, môn võ này đang được phát triển tại Việt Nam.Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các kỹ thuật Võ wushu cơ bản để bạn nắm rõ hơn về môn võ này nhé.
Các kỹ thuật Võ wushu cơ bản
Cơ bản công của võ wushu nhằm chỉ những bản chất cần thiết của năng lực thể chất, năng lực kỹ thuật hoặc sự chuẩn bị của thể năng, kỹ năng và tâm lý trong tập luyện wushu.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp những chấn thương phổ biến khi tập võ wushu
- Nơi dạy Wushu uy tín tại Hà Nôị và TP HCM hiện nay
- Những VĐV Wushu xuất sắc trong lịch sử Việt Nam là ai?
Công của wushu bao gồm Thoái công luyện về chân, Yêu công luyện về hông và eo, Kiên công luyện về vai và Trang công luyện về sức mạnh, cụ thể như sau:
Thoái công
Đây là những bài tập nhằm phát triển sự mềm dẻo, linh hoạt và sức mạnh của phần chân. Phương pháp luyện tập gồm những động tác sau:
- Áp thoái là động tác đè, ép chân bao gồm chánh áp thoái (ép thẳng), tắc áp thoái (ép ngang), hậu ép thoái (ép sau) và phốc bộ áp thoái (ép chân sát đất).
- Ban thoái là động tác mang, vác chân bao gồm chánh ban thoái (vác chân phía trước), tắc ban thoái (vác chân ngang) và hậu ban thoái (vác chân phía sau).
- Phách thoái là động tác xoạc chân bao gồm thụ xoa thoái (xoạc chân dọc) và hoành xoa thái (xoạc chân ngang).
- Dịch thoái là các động tác đá hất chân làm cho chân dẻo dai và linh hoạt bao gồm chánh dịch thoái (hất chân về phía trước), tắc dịch thoái (hất chân ngang), lý hợp thoái (vung chân vào trong), ngoại bãi thoái (vung chân ra ngoài) và hậu bãi thoái (hất chân ra sau).
- Khổng thoái là động tác ghìm chân bao gồm tiền khống khoái (ghìm chân về phía trước), tắc không thoái (ghìm chân ngang) và hậu không khoái (ghìm chân phía sau).
Yêu công
Đây là kỹ thuật luyện tập chuyên về hông. Hông là mỗi liên lạc giữa thượng chi và hạ chi của cơ thể, đồng thời cũng tập trung phản ánh mẫu chốt tạo thành kỹ xảo của thân pháp. Phương pháp luyện tập gồm có:
- Tiền phủ yêu (cúi hông xuống phía dưới)
- Ninh yêu (xoắn vặn hông)
- Loát yêu (xoay hông)
- hạ yêu (đưa hông xuống)
- Phiên yêu (lật hông)
Kiên công
Đây là kỹ thuật luyện tập phần tay vai nhằm tăng cường tính mềm dẻo của dây chằng, mở rộng phạm vi hoạt động của khớp xương vai, nâng cao sức mạnh cũng như sự nhanh nhẹn của chi trên. Phương pháp luyện tập bao gồm:
- Áp kiên (đề, ép vai)
- Chuyển kiên (xoay vai)
- Nhiễu hoàn (cuốn vòng)
- Luân kiên (vung vai)
- Phủ xanh (cúi người, chống vai)
Trang công
Đây là hình thức tập luyện đặc biệt nhất trong môn võ wushu. Phương pháp này dùng cách đứng yên để bồi dưỡng hơi thở, tăng cường sức mạnh, hình thành và củng cố những động lực. Phương pháp tập luyện theo các nguyên lý:
- Tính trung cầu động (chuyển động trong sự yên tĩnh)
- Khai hợp trang (mở đóng)
- Thăng giáng trang (lên xuống)
- Động trung cầu tĩnh (tĩnh lặng trong cái động)
- Mã bộ trang (thế chân cưỡi ngựa)
- Cung bộ trang (thế chân dương cung)
Có thể bạn quan tâm:
- Muay Thai là gì? Những thông tin thú vị mà bạn cần biết
- Kick boxing – Sự kết hợp giữa muay Thái và quyền anh
Võ Wushu có mấy loại?
Wushu được chia thành hai loại chính là:
Wushu Sanshou
Wushu Sanshou còn được gọi võ võ thuật tán thủ. Wushu Sanshou thiên về sức mạnh, đòn đánh và tổng hợp các đòn chính.
Wushu Sanshou có khả năng sát thương lớn, tốc độ nhanh và dùng lực mạnh. Chính vì vậy, có những quy chế riêng cho hình thức này là không đánh và khớp và gáy của đối phương.
Wushu Taolu
Wushu Taolu còn được gọi với cái tên là võ thuật biểu diễn và có xu hướng thiên về quyền pháp tay, không sử dụng binh khi và tập trung vào độ dẻo mềm.
Wushu Taolu mang đậm chất nghệ thuật – thẩm mỹ nhờ các màn múa nhào lộn, động tác đá, nhảy quét hay đứng tấn.
Trong nhiều ngành nghề, môn võ này đóng vào trò rất quan trọng, chẳng hạn như nghề bảo vệ, an ninh,… Nó không chỉ là kỹ năng giúp người bảo vệ hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ quý khách hàng mà còn loại bỏ được nguy hiểm cho chính nhân viên bảo vệ. Trên đây là một số thông tin về võ Wushu, một môn võ tinh hoa của võ thuật Trung Quốc. Mong rằng bài viết trên có thể giúp độc giả rút ngắn được quá trình tìm hiểu những vấn đề xoay quanh môn võ này.