Tin thể thaoVovinam có mấy đai ? Các cấp bậc và những giải đấu...

Vovinam có mấy đai ? Các cấp bậc và những giải đấu SEA Game

Thực tế hiện nay các bạn trẻ Việt Nam rất ưa chuộng và lựa chọn môn võ cổ truyền mang tên Vovinam. Nhưng cũng nhiều người chưa hiểu rõ võ Vovinam là gì? Nếu như muốn học và muốn tìm hiểu về môn võ thuật này thì hãy theo dõi phần dưới đây! 

Thông tin đầy đủ nhất về môn võ cổ truyền Vovinam

Việt Võ Đạo hay còn được gọi là Vovinam, môn võ này được sáng tạo do võ sư Nguyễn Lộc sinh năm 1936 sáng tạo ra. Trong thời điểm đó nó hoạt động võ thuật một cách âm thầm lặng lẽ. Tận  đến năm 1938 mới công khai môn Vovinam phổ biến này.

Đến nay môn võ này được phát triển rất nhiều khu vực trên toàn thế giới. Năm 2007 Liên đoàn thể thao Vovinam bắt đầu ra đời. Trong thời gian 5 năm tiếp theo một số Liên đoàn mang tinh hoa võ thật ra tầm cỡ châu lục và thế giới cũng mới bắt đầu ra đời đánh giá sự phát triển nhảy vọt của Vovinam Việt Nam.

Hiện nay, môn võ này đã được quốc tế hóa môn võ này được biết đến nhiều hơn với cái tên Vovinam. Cũng chính là gọi về nền võ thuật và võ đạo cổ truyền của Việt Nam. Cùng với sự luyện tập về binh khí và võ thuật, các môn sinh của Vovinam phải tập khí công và luyện công đồng thời cũng phải trau dồi nhân cách của mình nữa. 

Một nét đẹp riêng của môn phái này là những cú đòn đánh kẹp cổ và bay cao rất nổi tiếng. Học Vovinam như một hình thức để bản thân có thẻ tự vệ và phòng thân trước thời đại có nhiều tệ nạn và cướp giật hoành hành. Để có hiệu quả, người luyện võ cần xây dựng cho mình một kế hoạch học tập chi tiết. Tại Việt Nam có nhiều môn võ khác nhau nhưng có thể thấy đây là một môn võ được nhiều người ưa thích nhất. 

Hình ảnh môn võ Vovinam được lưu truyền rộng rãi
Hình ảnh môn võ Vovinam được lưu truyền rộng rãi

Lịch sử hình thành của Vovinam – Việt Võ Đạo 

Vovinam (hay Việt Võ Đạo) là môn võ thuật truyền thống của Việt Nam, do võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936. Chính thức giới thiệu với công chúng ở giai đoạn 1938-1939 với cái tên được quốc tế qua cụm từ “võ Việt Nam”. 

Được phát triển dựa trên tinh thần các môn võ truyền thống như Vật cổ truyền Việt Nam, Vovinam còn kết hợp tinh hoa của các võ phái từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, … dựa trên nguyên lý cương nhu phối triển. Người luyện võ Vovinam được tập luyện các đòn thế tay không (đấm, đá, chỏ, gối, phản đòn khóa, gỡ, vật) kết hợp với đa dạng các loại binh khí: kiếm, đao, côn, đao, mã tấu, quạt, ô…

Bên cạnh các kĩ thuật đặc trưng thể hiện qua những bài quyền, môn võ  này tổ chức các nội dung thi đấu đối kháng theo từng điều lệ giải. Trong đó, các võ sĩ thi đấu Vovinam sử dụng găng tay, giáp bảo hộ (đầu, thân); các kĩ thuật đấm, đánh ngã,đá (các đòn chân tấn công) theo các vùng-tình huống ghi điểm quy định trong điều lệ.

Hình thành từ những năm 1930, nhưng phải tới năm 1970 môn võ này mới có sự phát triển mạnh mẽ bởi các võ sĩ trong nước và quốc tế. Năm 2007, Liên đoàn Vovinam Việt Nam được tổ chức và thành lập, trong khoảng 5-10 năm sau đó. Liên tiếp các Liên đoàn khu vực, châu lục và thế giới bắt đầu ra đời, đánh dấu những bước nhảy vọt của bộ môn truyền thống này.

Vovinam niềm tự hào của tinh hoa võ thuật Việt Nam 

Ngày nay đây đang là một môn võ truyền thống được sáng lập dựa trên môn võ cổ truyền Việt Nam. Nó cũng là được kết hợp tinh hoa của nhiều môn võ trên thế giới. Môn võ này có một đặc điểm chúng chính là sử dụng đòn tay không chân,  gối, cùi chỏ và một số loại vũ khí như côn ,dao, mã tấu, đao, kiếm…

Được thành lập từ năm 1936 cho đến nay đã có gần 90 năm phát triển và trưởng thành. Và hiện nay thế giới đã công nhận và cho thấy sự yêu thích môn võ thuật này. Môn võ thuật này hiện nay đã được đưa vào các giải thi võ thuật các nước trên toàn thế giới. 

Vovinam được kết hợp hoàn hảo giữa nền võ thuật đặc trưng của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hình thành nên môn phái thú vị này. Vovinam đã qua nhiều bước thăng trầm, đến nay đã có những thành quả và phát triển vượt bậc. Môn võ này được rất nhiều người quan tâm và chú ý học hỏi. Đặc biệt là các bạn trẻ có niềm đam mê với tình yêu võ thuật. 

v
Môn võ thuật ngày càng được bạn bè trong và ngoài nước đón nhận

Những cấp bậc được phân loại trong môn võ Vovinam

Hệ thống đẳng cấp trong võ Vovinam hiện gồm các thứ bậc khác nhau. Lần lượt là tự vệ nhập môn, lam đai, huyền đai, hoàng đai, chuẩn hồng đai, hồng đai và cuối cùng bạch đai. Cùng tìm hiểu về chi tiết các cấp:

Tự vệ nhập môn

Tự vệ nhập môn là đẳng cấp dành cho môn sinh mới bắt đầu học Vovinam, danh xưng là võ sinh, được chia thành 2 cấp tự vệ gồm:

  • Tự vệ Vovinam ( Việt võ đạo): Màu xanh da trời.
  • Nhập môn Việt Võ đạo: Màu xanh da trời đậm.

Để đạt được mỗi cấp, người luyện võ phải dành thời gian rèn luyện là 3 tháng. Điều này có nghĩa là để vượt qua bậc tự vệ nhập môn, võ sinh cần thời gian là 6 tháng khổ luyện.

Lam đai

Người học võ Vovinam đạt lam đai sử dụng đai có màu xanh dương đậm cùng với những gạch vàng. Bên trong đó, lam đai lại được chia thành 3 cấp tương ứng với số gạch vàng có trên đai. Thời gian luyện tập để nâng cấp đai là 6 tháng luyện tập. Người ở đẳng cấp lam đai có danh xưng với những người khác  là môn sinh.

Huyền đai

Từ tên gọi chắc hẳn người đọc cũng đã biết được, cấp độ huyền đai sẽ sử dụng đai đen. Huyền đai không có nhiều cấp bậc và thời gian huấn luyện để đạt được huyền đai rơi vào khoảng 1 năm. 

Đẳng cấp quốc tế thi đấu thì Huyền đai có danh xương là hướng dẫn viên. Tuy nhiên, môn sinh dưới 15 tuổi đạt danh hiệu huyền đai thì đai sẽ có thêm sợi chỉ vàng nằm dọc theo chiều dài đai. Huyền đai ở lứa tuổi này còn được gọi là huyền đai thiếu nhi.

Những cấp bậc được phân loại trong môn võ Vovinam
Những cấp bậc được phân loại trong môn võ Vovinam

Hoàng đai – Vovinam

Phân biệt hoàng đai Vovinam bằng cách nhận viết đai có màu vàng gạch đỏ. Hoàng đai được chia thành 3 cấp độ, đạt được mỗi cấp cần đến 2 năm luyện tập. Thứ tự danh xưng ở đẳng cấp hoàng đai là huấn luyện viên cấp I, huấn luyện viên cao cấp, võ sư trợ huấn (theo cấp quốc tế là Huyền đai đệ tứ đẳng).

Chuẩn hồng đai

Võ sinh dùng đai đỏ có 2 viền vàng đã cho mình đẳng cấp chuẩn hồng đai. Muốn thăng lên cấp Hồng đai, người luyện võ cần rèn luyện 5 năm và trình tiểu luận võ học. Danh xưng đẳng cấp chuẩn hồng đai là võ sư chuẩn cao đẳng (theo cấp quốc tế là Huyền đai đệ tứ đẳng).

Hồng đai

Đẳng cấp hồng đai trong Vovinam sử dụng đai đỏ có vạch trắng gồm 6 cấp. Để đạt được mức độ này cần thăng lên mỗi cấp cần luyện tập 4 năm và trình luận án võ học. Danh xưng đẳng cấp hồng đai theo cấp bậc là võ sư cao đẳng Hồng đai đệ nhất, nhị, tam… cấp. Cấp quốc tế có tên gọi lần lượt là Huyền đai đệ ngũ, lục đẳng…

Bạch đai

Là cấp đai cao nhất dành cho Võ sư chưởng môn của môn võ thuật Vovinam. Chỉ có 1 cấp duy nhất, sử dụng đai màu trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ. Ở đẳng cấp này, không có tiêu chuẩn cho thời gian khổ luyện.

Môn võ Vovinam có mấy màu đai? Ý nghĩa các màu đai

Môn võ cổ truyền Vovinam có tổng cộng 5 màu đai chính. Mỗi màu trên đai lại có những ý nghĩa và cấp bậc khác nhau:

  • Đai xanh: Biểu tượng cho niềm hy vọng của những người luyện võ mới tiếp cận với môn võ Vovinam, muốn tu dưỡng tinh thần võ đạo.
  • Màu đen: Võ thuật và võ đạo đang bắt đầu chuyển vào bản thể, là nền tảng để môn sinh Việt Võ Đạo tu dưỡng và học tập thêm kiến thức và kỹ năng.
  • Màu vàng: Giống với màu đất, mang ý nghĩa võ thuật và võ đạo là bản thể vững chắc của người học Việt Võ Đạo. Tinh thần võ đạo đã bắt đầu ngấm vào trong da thịt người luyện võ.
  • Màu đỏ: Là màu của máu và lửa thiêng cao quý, mang ý nghĩa của sự nhiệt huyết, khát vọng và tinh thần hào hùng. Màu đỏ là tượng trưng cho tinh thần võ đạo và võ thuật đã hoà vào dòng máu, luôn luôn hiện hữu và tỏa sáng trong người môn sinh Việt Võ Đạo.
  • Màu trắng: Sự tinh khiết và chân tịnh nhất, trình độ võ thuật và võ đạo đạt đến mức độ cao siêu, thánh thần..
Môn võ Vovinam có mấy màu đai? Ý nghĩa các màu đai
Môn võ Vovinam có mấy màu đai? Ý nghĩa các màu đai

Võ thuật Vovinam tại giải đấu SEA Games

Sau khi các Liên đoàn Việt Nam và khu vực được thành lập, bộ môn võ thuật Vovinam nhanh chóng được vận động để đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games). Tại SEA Games 26 (Indonesia 2011), môn võ Vovinam lần đầu tiên xuất hiện trong danh mục các môn thể thao tranh huy chương với 14 nội dung. 

Đoàn thể thao Việt Nam đã xuất sắc giành 5 HCV, 7 HCB, 2 HCĐ môn võ hiện đang giữ vị trí số 1 toàn đoàn. SEA Games 27 (Myanmar 2013). Số nội dung thi đấu môn thể thao Vovinam được tăng lên 18, đoàn vận động viên của Việt Nam tiếp tục giữ ngôi đầu với 6 HCV, 10 HCB, 2 HCĐ. 

Trong đó, 7 bộ huy chương của môn sinh nữ gồm 3 hạng cân đối kháng Vovinam (-55kg nữ, -60kg nữ, 65kg nữ). Đặc biệt, với 4 nội dung quyền Vovinam (Long hổ quyền, Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp, Song luyện kiếm, Song luyện tay không nữ (Song luyện 1). 

Trong đó, có 7 bộ huy chương của nam gồm 3 hạng cân đối kháng Vovinam (-55kg nam, -60kg nam,-65kg nam). Và 4 nội dung quyền Vovinam (Tứ tượng côn pháp, Song luyện mã tấu, Đa luyện vũ khí nam, Đòn chân tấn công nam, bộ huy chương còn lại thuộc về nội dung hạng mục Đa luyện vũ khí nữ.

Võ thuật Vovinam tại giải đấu SEA Games
Võ thuật Vovinam tại giải đấu SEA Games

Tổng kết

Toàn bộ bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu kỹ hơn về võ thuật Vovinam, lịch sử hình thành cũng như đặc điểm của môn võ thuật truyền thống này. Hy vọng những kiến thức chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho nhu cầu và niềm đam mê võ thuật.

Xem nhiều nhất