Boxing là một trong những môn võ thuật có tính chất đối kháng cao, dù luyện tập tại nhà hay các trung tâm boxing thì bạn cũng nên trang bị cho mình những dụng cụ tập boxing này để đạt hiệu quả cao trong luyện tập và hạn chế tránh chấn thương. Nếu không có thời gian đến phòng tập và bản thân cũng muốn đầu tư chuyên nghiệp cho phòng tập boxing tại nhà của mình để tập luyện khi rảnh rỗi. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn một vài dụng cụ boxing dưới đây.
Những dụng cụ boxing phổ biến như găng tay boxing, bao cát đấm bốc, bảo hộ răng…ngoài ra trong một số trận đấu chuyên nghiệp, nhằm hạn chế chấn thương nguy hiểm võ sĩ boxing còn trang bị thêm mũ bảo hộ, ảo bảo hệ hoặc miếng lót chân tay.
1. Bao cát tập Boxing
Không chỉ riêng boxing, đây là một trong những dụng cụ không thể thiếu khi tập bất kỳ môn võ nào như mma, muay thái, kickboxing…Bao cát giúp bạn cảm nhận những va chạm khi ra đòn đấm, đá, gối, chỏ…từ đó tăng tính đối kháng, tăng uy lực đòn đánh. Rèn luyện với bao cát thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao lực ra đòn và độ chính xác trong các cú ra đòn của mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Chia sẻ các bài tập boxing cơ bản cho người mới bắt đầu
- 6 lợi ích khi tập boxing bạn chắc chắn không thể bỏ qua
- 5 kỹ thuật boxing cơ bản bạn có thể tự tập nhanh tại nhà
Một mẹo nhỏ khi chọn lựa bao cát tập võ là bạn nên lựa chọn loại có trọng lượng nhỏ hơn 2/3 trọng lượng cơ thể để tránh lực tác động ngược. Ngoài ra cũng không nên mua bao quá nhẹ khiến bao cát văng quá xa khi ra đòn đấm hoặc đá. Hiện nay trên thị trường có 2 loại chính là bao cát tự đứng và dạng xích treo.
2. Đích đấm tập Boxing
Đích đấm tập boxing là dụng cụ tập boxing thường có tại các trung tâm, câu lạc bộ võ thuật chuyên nghiệp. Nếu bạn tập tại nhà và có người hỗ trợ, bạn cũng có thể mua loại này. Loại đích tập võ này có tác dụng giúp huấn luyện viên rèn luyện cho học viên khả năng đánh trúng mục tiêu và các kỹ thuật boxing nâng cao.
Do đích tập khá gọn nhẹ, có thể di chuyển tùy ý linh hoạt khi tập, nên những võ sĩ chuyên nghiệp sẽ rèn luyện được kỹ năng ra đòn, linh hoạt khi tấn công, tăng độ chính xác trong mỗi đòn đánh.
3. Găng tay boxing
Găng tay boxing cũng là một dụng cụ khá phổ biến cho các môn võ ngày nay. Chuyên dùng cho các bài tập đấm bao cát hoặc sử dụng khi luyện tập đối kháng, thi đấu chuyên nghiệp. Găng tay boxing giúp tăng lực cho các cú đấm khi ra đòn, tránh những đòn đánh hiểm và cũng có tác dụng bảo vệ tay, hạn chế chấn thương khi tập boxing. Hiện nay găng tay đấm bốc có nhiều loại dành cho trẻ em, người lớn, găng kín tay hoặc hở ngón, găng tập luyện hoặc thi đấu…Khi mua găng tay boxing, ngoài mẫu mã theo sở thích, bạn còn cần chú ý chất lượng, vừa vặn, để cảm thấy thoải mái nhất khi tập luyện.
4. Băng đa quấn tay boxing
Đa phần những võ sĩ boxing đều sử dụng băng đa quấn tay trước khi đeo găng tay boxing. Băng đa quấn tay là dụng cụ võ thuật giúp cố định bàn tay, khớp tay, cổ tay thêm chắc chắn tránh những chấn thương khi tập luyện hoặc thi đấu boxing. Ngoài ra băng đa boxing còn dễ giặt ủi, vệ sinh, giúp ngăn mùi hôi ở găng tay khi tập luyện ra nhiều mồ hôi. Trên thực tế, mặc dù rất quan trọng nhưng nhiều người thường xem nhẹ tác dụng, không biết cách quấn băng tay boxing và dễ xảy ra các chấn thương không đáng có. Vì vậy, khi mua găng tay, bạn cũng cần mua cả băng đa để tập luyện boxing được tốt hơn, đảm bảo an toàn.
5. Bóng tập phản xạ võ thuật
Phản xạ linh hoạt nhanh nhẹn là yêu cầu bắt buộc với những võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp. Nếu tập luyện ở nhà, không có người tập cùng hỗ trợ, bạn cũng nên trang bị cho mình dụng cụ này để rèn luyện khả năng phản xạ của mình tốt hơn. Thường xuyên luyện tập với bóng tập phản xạ sẽ giúp bạn linh hoạt hơn, nâng cao độ nhanh nhẹn và chính xác trong các đòn đánh, giúp bạn tránh đòn của đối thủ, tự vệ tốt hơn.
Thị trường hiện nay có các loại bóng tập phản xạ dùng cho các boxer như bóng phản xạ 1 đầu, bóng phản xạ 2 đầu hoặc bóng phản xạ tự đứng…Tùy thuộc nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp nhất.
6. Bảo hộ răng tập Boxing
Trong thi đấu chuyên nghiệp, thi đấu đối kháng thì dụng cụ bắt buộc cho các võ sĩ là phải mang bảo hộ răng tập boxing. Đây là dụng cụ võ thuật giúp giảm chấn thương cho vùng đầu, răng hàm và tránh cắn vào lưỡi khi bị trúng đòn lúc thi đấu đối kháng.
7. Dụng cụ tập thể lực
Luyện tập võ thuật hoặc thi đấu là vận động liên tục, thậm chí kéo dài do đó nếu thể lực không bằng đối thủ, bạn sẽ là người thua cuộc. Do đó luyện tập nâng cao thể lực là vô cùng quan trọng, bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng như dây đàn hồi, dây nhảy thể dục, dây thừng tập gym, máy chạy bộ, đạp xe…những dụng cụ này được rất nhiều VĐV Boxing chuyên nghiệp yêu thích và sử dụng.
8. Trang phục tập Boxing
Dụng cụ boxing cuối cùng muốn nói đến trong bài viết này chính là các trang phục tập Boxing. Trong boxing, tay chân vận động liên tục, ra nhiều mồ hôi khi luyện tập lẫn thi đấu. Vì vậy bạn cần những trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí. Một chiếc áo rộng rãi giúp bạn dễ dàng tung ra những cú đấm và một chiếc quần linh hoạt giúp bạn dễ dàng di chuyển để tung ra được những đòn đánh uy lực hoặc tránh đòn được tốt hơn.
Cách bảo quản bao cát boxing đơn giản
Vệ sinh bao cát sau mỗi lần sử dụng
Sau khi tập luyện, bạn nên dùng khăn sạch lau một lượt trên bề mặt bao đấm vì khi tập luyện mồ hôi và bụi bẩn sẽ bám vào.
Cần vệ sinh định kỳ bao cát mỗi tuần một lần, tránh tình trạng vài tháng mới vệ sinh một lần sẽ gây ra các vết nứt bao, khiến bao mau hỏng. Đặc biệt là các loại da tổng hợp (PU).
Thỉnh thoảng cần kiểm tra các nguyên liệu nhồi trong bao. Nếu là cát thì chúng có xu hướng lì hơn và dồn xuống đáy bao, bạn có thể tham khảo cách tự nhồi bao cát bằng vải vụn để đảm bảo an toàn cho cả tay và bao đấm.
Bao cát boxing bằng da
Với các bao cát boxing bằng da, dù là da tổng hợp hay da thật cũng cần vệ sinh thường xuyên tránh trường hợp nổ bao cát, nứt hoặc bao cát bị rạn. Biết cách bảo quản bao cát boxing bằng da cũng rất quan trọng, nếu làm sai cách, đôi khi còn khiến bao cát mau xuống cấp, dễ hư hỏng hơn.
Với các bao cát bằng da nên giữ tránh xa độ ẩm càng nhiều càng tốt, không nên giặt bao cát bằng nước hay treo ngoài mưa. Cần dùng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho da nếu bạn muốn tẩy vết bẩn trên bao đấm. Tuyệt đối không được ngâm, giặt bao bằng xà phòng, đây không phải là cách bảo quản bao cát boxing hiệu quả, nó sẽ làm hỏng bao nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
- Kick boxing – Sự kết hợp giữa muay Thái và quyền anh
- Wushu – Nét đẹp tinh hoa võ thuật đến từ Trung Quốc
Có thể sử dụng dấm trắng pha với nước để lau bao cát và kiểm tra xem bao đấm có vết nứt nảo không. Nếu các vết nứt nhỏ thì có thể dùng dung dịch dưỡng còn nếu vết nứt lớn thì nên thay bao cát do các vết nứt này rất có thể dẫn đến khả năng vỡ bao cát khi đấm.
Không được đặt, treo bao cát dưới ánh nắng trực tiếp, những dòng da tổng hợp có thể bị chảy khi nhiệt độ quá cao.
Kiểm tra các đường khâu của bao cát
Với các loại bao cát boxing hạng nặng, chúng chịu một khối lượng khá lớn (khoảng 45-50kg) thì việc kiểm tra các đường chỉ khâu là cách bảo quản bao cát boxing khỏi bị bục chỉ hoặc phát hiện kịp thời. Nếu bục chỉ khâu thì bạn nên thay bao cát mới.
Chú ý đến giá treo bao cát
Boxer cần lưu ý đến giá treo bao cát xem có bị lỏng lẻo hay không. Khi bảo quản hay vệ sinh bao cát boxing thì bạn có thể kiểm tra đai ốc, bu lông hoặc ốc vít và siết chặt chúng nếu cần. Hãy kiểm tra hàng tuần vì nếu giá treo bao cát không chắc chắn rất có thể bao cát sẽ bị rơi và gây nên các chấn thương nghiêm trọng khi tập luyện.
Trên đây là những dụng cụ tập boxing cần thiết cho các boxer tại nhà. Tuy nhiên nếu có điều kiện, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên đến trung tâm để tập luyện.