Thể thao ngoài trờiKurash là gì? Những kinh nghiệm chơi nhanh chiến thắng

Kurash là gì? Những kinh nghiệm chơi nhanh chiến thắng

Trong các kỳ thi đấu thể thao của Việt Nam Kurash là bộ môn thể thao lúc nào cũng giành được huy chương vàng nhiều nhất. Nhất là trong thi đấu Seagame rất nhiều vận động viên thể thao dành được thành tích cực cao trong thi đấu. Vậy thực chất môn võ Kurash có nghĩa là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về bộ môn này trong bài viết sau đây.

Giới thiệu vài nét sơ lược về môn thể thao Kurash

Kurash môn thể thao có từ 3 nghìn năm trước được xem là bộ môn có lịch sử lâu đời nhất. Một số bộ môn khác như Judo có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản vào những năm 1532, còn Taekwondo nguồn gốc từ Hàn Quốc có từ những năm 918 trong thời Goryeo, còn đối với Kurash có nguồn gốc từ Uzbekistan đã khẳng định rằng mình là môn thể thao ra đời lâu nhất.

Kurash nổi tiếng đến mức mà trong các tác phẩm văn học của nhà văn nổi tiếng cũng được nhắc đến. 2.500 năm trước, trong một tác phẩm của tác giả Herodotus một nhà triết học và sử học Hy Lạp rất nổi tiếng ở thời cổ đại, đã viết lên một cuốn lịch sử về bộ môn Kurash của mình. Theo như ông đã viết thì đây là môn võ phổ biến của người dân Uzbekistan đây cũng được xem là một niềm tự hào cho đến hiện tại.

Từ thời xa xưa vì muốn mô phỏng theo sức mạnh của các loài động vật hoang dã nên môn võ Kurash đã được ra đời. Chính vì vậy mà môn võ này chú trọng tới yếu tố về thể lực, sức mạnh từ bắp thay vì các chiến thuật thi đấu phức tạp. Theo các chuyên gia đã khẳng định rằng, Kurash không đơn giản chỉ là một môn thể thao mà còn giúp những người nào tập luyện bộ môn này rèn luyện về thân thể, giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.

Kurash môn thể thao có từ 3 nghìn năm trước
Kurash môn thể thao có từ 3 nghìn năm trước

Các sự kiện, thành tích nổi bật về bộ môn Kurash

Nếu để nói về môn võ Kurash thì sự xuất hiện nổi bật và vinh quang nhất chính là lần đầu có mặt tại SEA Games 30 vào năm 2019, được tổ chức tại đất nước Philippines. Tại đây có rất nhiều các võ sĩ Việt Nam đã tham dự dù không gặp nhiều khó khăn vì đã chơi quen với bộ môn Judo. 

Đơn giản bộ môn Kurash cũng không cần chiến thuật nhiều chỉ cần một người có sức khỏe tốt và sức bền dẻo dai. Chính vì vậy, mà các vận động viên ở nước ta có những thành tích đáng kinh ngạc khi thi đấu với môn võ cổ xưa này và đã mang về 7 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ. 

Giành huy chương vàng thuyết phục

Chắc hẳn khi nhắc đến cái tên võ sĩ Trần Thị Thanh Thủy không ai là không biết vì vận động viên này đã giành HCV thuyết phục ở môn kurash nội dung lên đến 70kg nữ. Cùng với đó là đương kim vô địch Judo trên thế giới Hoàng Thị Tình từng giành được HCV bộ môn Kurash tại SEA Games 30. Ngoài ra, còn có vận động viên trẻ tuổi Lê Đức Động – xuất sắc giành được HCV ở bộ môn Kurash hạng cân 66kg tại SEA Games 30.

Dù là bộ môn thể thao Kurash còn khá là lạ lẫm nhưng trên thực tế nhờ điều đó mà đội tuyển Việt Nam lúc nào tham gia thi đấu cũng gặt hái được rất nhiều thành công về cho nước nhà. Dù là các vận động viên là nữ nhưng khi đã tham gia thì luôn hoàn thành xuất sắc phần thi của mình. 

Cái tên sáng giá trong làng Kurash 

Ngoài những cái tên nổi bật ra thì có nhiều những vận động viên Kurash khác mang về thành tích vang dội như: Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Lan, Bùi Minh Quân , Vũ Ngọc Sơn tất cả những vận động viên này đều xuất sắc thắng hạng từ 70kg đến 90kg. Và chính những cái tên này hiện đang nằm trong danh sách tiêu biểu của đội tuyển Kurash Việt Nam. 

Tại SEA Games 31 các vận động viên Kurash đã làm cho kho chứa huy chương của nước ta đầy hơn lượng HCV ở môn này cũng tăng lên đáng kể, đồng thời khẳng định được vị thế của mình trong môn võ cổ truyền. Theo đó, Việt Nam hiện tại đang có rất nhiều các vận động viên tham gia bộ môn này . Ví dụ như giải vô địch quốc gia Kurash năm 2021, nước ta có 130 VĐV đến từ 17 tỉnh thành, đơn vị tham gia tranh tài ở 20 bộ môn khác nhau cả nam và nữ. 

Sự kiện nổi bật thế giới

Tính đến nay thì bộ môn Kurash  đã góp mặt trong rất nhiều các sự kiện trên khắp thế giới và được tất cả các nước ủng hộ.

  • Vào năm 1998, Hiệp hội Kurash Quốc tế đã được thành lập và bắt đầu tổ chức các giải đấu từ những năm 1999.
  • Kurash lần đầu tiên ra mắt tại Đại hội thể thao đến với các nước châu Á vào năm 2018 được tổ chức ở Jakarta, Indonesia và Palembang.
  • Năm 2019, Kurash đưa vào danh sách các bộ môn được thi đấu tại Seagame 30 tại đất nước Philippines.
  • Năm 2022, Kurash lại được đưa vào danh sách các bộ môn thi đấu tại Sea Game 31 tại Việt Nam.

Tính đến nay thì bộ môn Kurash góp mặt trong rất nhiều các sự kiện
Tính đến nay thì bộ môn Kurash góp mặt trong rất nhiều các sự kiện

Yêu cầu trở thành vận động viên Kurash chuyên nghiệp

Kurash là môn thể thao yêu cầu về sức lực nhiều hơn là các chiến thuật, cách thức chơi cũng rất đơn giản có vài nét tương đồng với Judo. Chính vì điều đó mà có  rất nhiều VĐV Judo Việt Nam chuyển sang tập Kurash và giành được nhiều thành tích cũng như tích lũy được nhiều kỹ thuật, chiến thuật, có lợi cho võ sĩ trẻ hiện nay.

Có một thành tích tiêu biểu là vào năm 2008, chỉ cần 3 tháng luyện tập bộ môn Kurash, Văn Ngọc Tú – viên kim cương bất bại của Judo Việt Nam đã giành được HCV liên tiếp tại Đại hội thể thao và võ thuật châu Á 2009 và 2013.

Quy tắc khi thi đấu Kurash đó chính là nghiêm cấm mọi hành động nguy hiểm diễn ra trên sàn. Các VĐV được phép tác động tới đối thủ ở những tư thế đứng, và chỉ có thể sử dụng cú ném và quét chân. Cùng với đó là các kỹ thuật như khóa tay, kẹp cổ và đá, cũng như nằm dưới thắt lưng đều bị cấm. Khi thi đấu, những võ sĩ Kurash sẽ mặc hai màu áo khác nhau một người mặc màu xanh da trời người còn lại sẽ mặc xanh lá cây thay vì hai người cùng mặc một màu như judo và thời gian thi đấu cũng ngắn hơn.

Nếu những ai đam mê thể thao Kurash chắc hẳn sẽ nhớ cách đây hơn 10 năm, khi vận động viên Văn Ngọc Tú đăng quang, HLV trưởng đội của đội tuyển Kurash Bùi Đình Tiến cho biết: Các VĐV Judo của đội tuyển Việt Nam thay đổi các kỹ thuật rất linh hoạt, chỉ sau vài tháng luyện tập là thói quen thay đổi, sẵn sàng thi đấu chuyên nghiệp”.

Bằng chứng là cả 7 VĐV Kurash Việt Nam đã vào được chung kết tại SEA Games 30 đều có thành tích đáng ngưỡng mộ, không một vận động viên nào vi phạm bất kỳ lỗi nào để có thể để trọng tài bắt lỗi, giành được nhiều chiến thắng vang dội.

Khi thi đấu, những võ sĩ kurash sẽ mặc hai màu áo khác nhau 
Khi thi đấu, những võ sĩ kurash sẽ mặc hai màu áo khác nhau

Quy định gắt gao khi chơi Kuras

Bộ môn Kurash được chơi ở trên võ đài giống hệt như với bộ môn Judo. Luật chơi của hai môn thể thao này có nhiều nét tương đồng. Chính vì điều này mà nhiều vận động viên của Kurash có bắt đầu từ bộ môn Judo. Khi lên trên võ đài, các vận động viên sẽ được mặc trang phục xanh lam và xanh lá cây và đi chân trần.

Về quy định thời gian thi đấu Kurash, các võ sĩ nam sẽ đấu trong vòng 4 phút, các các võ sĩ nữ sẽ giao đấu trong vòng 3 phút. Hai bên chỉ có một hiệp duy nhất  để thi đấu. Bộ môn Kurash không chấp nhận đòn tấn công từ dưới thắt lưng đi lên. Một vận động viên có 3 phương thức để ghi điểm, có tên gọi là Halal, Yonaosh và Chala. Theo đó, nếu võ sĩ Kurash nào thực hiện phương thức Halal sẽ giành chiến thắng ngay tức khắc. Để ghi điểm Halal, vận động viên phải vật được đối thủ qua lưng với lực và tốc độ thật nhanh.

Nếu các động tác đấu của vận động viên Kurash không được mạnh mẽ còn hơi thiếu lực thì rất khó để được công nhận là động tác Halal, kỹ thuật này được xếp loại là động tác Yonaosh. Nếu đánh được hai đòn Yonaosh thành công sẽ kết hợp thành đòn Halal giúp võ sĩ cũng sẽ thắng ngay lập tức.

Cuối cùng là kỹ thuật Kurash Chala chủ yếu là về di chuyển. Các quy tắc sẽ không quy định vận động viên cần có bao nhiêu cú đánh Chala là sẽ giành chiến thắng. Trong trường hợp trọng tài ra kết quả là đòn đó không đủ ghi điểm thì sẽ xua tay 2-3 lần. Hành động này sẽ được gọi là Bekar. Nếu bạn vi phạm trong lúc đang thi đấu, trọng tài có thể đưa ra 3 cách thức phạt đền là Tanbekh, Dakki và Grom với mức độ sẽ tăng dần. 

Bộ môn Kurash được chơi ở trên võ đài giống hệt như với bộ môn Judo
Bộ môn Kurash được chơi ở trên võ đài giống hệt như với bộ môn Judo

Kinh nghiệm đáng quý khi chơi Kurash là gì?

Nếu bạn là người mới bước chân vào nghề Kurash thì cũng phải biết một số những kinh nghiệm chơi đơn giản để không bị bỡ ngỡ khi lên sàn đấu.

Trang bị võ phục đúng quy định

Võ phục của bộ môn Kurash quy định khi thi đấu yêu cầu 2 võ sĩ sẽ mặc hai màu khác nhau là màu xanh da trời và màu xanh lá cây. Đối với màu sắc thì trước khi thi đấu ban tổ chức đã quy định sẵn ai mặc màu gì nên vận động viên sẽ không có quyền lựa chọn.

Phương thức thi đấu của bộ môn 

Bộ môn Kurash có lối đánh và luật thi giống hệt với bộ môn Judo. Trong đó, Kurash sẽ dựa trên 7 kỹ năng cơ bản là: Supurma, Cheel, Kushka, Yuk hay Yuklama, Elka, Bardor, Yonbosh.

Lối đánh của bộ môn Kurash được đánh giá là an toàn, và hạn chế gây ra các chấn thương nên sẽ không gây hại đến sức khỏe con người. Lối đánh cũng sẽ mang lại cách nhìn đẹp mắt khiến khán giả đã mắt khi xem.

Luật phải tuân theo khi thi đấu

Trong quá trình các võ sĩ thi đấu Kurash , có thể thực hiện các đòn đánh như quy định đề ra, tư thế bằng tay, chân hoặc hông mà mình thấy thuận tiện nhất đều được, làm cho đối thủ mất cân bằng. Và tuyệt đối là không cho phép võ sĩ đè đối phương của mình xuống dưới đất.

Các kỹ thuật Kurash đánh như khóa tay, kẹp cổ và đá, cầm, quăng và  nắm dưới thắt lưng đều không được thực hiện trong khi thi đấu. Vì thế võ sĩ nên cẩn thận tránh tình trạng vi phạm phải sẽ bị tước quyền thi đấu.

Lối đánh của bộ môn Kurash được đánh giá là an toàn
Lối đánh của bộ môn Kurash được đánh giá là an toàn

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được một phần nào về bộ môn Kurash. Với những ai đang muốn tham gia bộ môn này thì nên trang bị cho mình thật nhiều kinh nghiệm bổ ích để có thể trở thành vận động viên chuyên nghiệp.

Xem nhiều nhất