Thể thao mạo hiểmXiếc - hy sinh vì nghệ thuật hay đang bán mạng cho...

Xiếc – hy sinh vì nghệ thuật hay đang bán mạng cho may rủi?

Nghề xiếc được coi là nghề “bán mạng cho may rủi” bởi nguy cơ bị tai nạn dẫn đến chấn thương, mất mạng… rất cao. Ở Việt Nam, ngành nghề này đòi hỏi con người ta phải thực sự yêu nghề, hết mình vì nghề xiếc, dám hy sinh và đánh đổi thân thể vì nghệ thuật.

Lịch sử hình thành ngành xiếc ở Việt Nam

Vào thời điểm của Đoàn xiếc phương Tây ồ ạt vào Việt Nam, các nghệ nhân xiếc trong nước đã tập hợp nhau lại và mở lò luyện, góp vốn và mở các đoàn gánh như gánh xiếc André Thận (Sa Đéc – 1917), Tân Nam Việt (Sài Gòn – 1922)… Tại Hà Nội có xiếc Việt Nam của Tạ Duy Hiển (1922), Đại Nam cửa Lưu Khánh Vân (1924),… và nhiều nhóm nhỏ khác rải rác tại miền Trung.

Bác Hồ đến thăm rạp xiếc Trung ương
Bác Hồ đến thăm rạp xiếc Trung ương

Ngày 5 tháng 12 năm 1922

Xiếc Việt Nam của Tạ Duy Hiển đã công diễn đầu tiên tại chợ Hàng Da, mở đầu cho phong trào bản địa có quy mô lớn gồm nhà bạt, sân khấu tròn, với dàn diễn viên đông đảo cùng đoàn thú gồm : Voi, hổ, gấu, ngựa, khỉ,… mở đầu cho sự bắt đầu cho một thời kỳ nghệ thuật mới tại Việt Nam – Xiếc Việt Nam hiện đại.

Ngày 16 tháng 01 năm 1956

Đội xiếc Trung ương ra đời, đã tập hợp được nhiều Nghệ sĩ tài ba của những gánh Hoa Hồng Đỏ của Hoàng Tố, Vũ Đài Thủ Đô của Trần Huy Chương, Thăng Long của Tạ Duy Mai…. Đây chính là nền tảng cơ sở đầu tiên của Đội Trung ương – Liên đoàn xiếc Việt Nam hiện nay.

Từ năm 1956 đến 1975 đã thống nhất đất nước

Tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ xây dựng đất nước và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Vì thế nên xiếc cũng được phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng hơn rất nhiều. 

Ngày 3 tháng 10 năm 1966 

Một tên tuổi vĩ đại của ngành xiếc Việt Nam qua đời – nghệ sĩ Tạ Duy Hiển, Bộ Văn Hóa – Thông tin đã tặng tấm bia đá và ghi rõ : “Nghệ sĩ nhân dân Tạ Duy Hiển, người có công sáng lập ra ngành xiếc Việt Nam hiện đại ”

Năm 1962 – 1978 

Xiếc Việt Nam vươn ra ngoài Thế giới biểu diễn thành công tại các nước Đông Âu và một số nước bạn bè như Trung quốc, Triều tiên, Mông cổ,… tham gia nhiều cuộc thi lớn quốc tế tại Cuba, Liên xô, Trung quốc… Bộ trưởng Bộ Văn Hóa – Thông tin Nguyễn Văn Hiếu ký quyết định : “Chuyển từ đoàn xiếc nhân dân Trung ương thành Liên đoàn xiếc Việt Nam ”

Năm 1997 – 2000 

Thành quả gặt hái được tại Liên hoan xiếc quốc tế tại Việt Nam năm 1997 – 2000.  Nhờ những đóng góp tiêu biểu và thành tích nổi trội. Nhà nước đã trao tặng giải thưởng Liên Đoàn Xiếc Việt Nam :

  • Huân chương lao động hạng thứ ba.
  • Huân chương lao động hạng thứ hai.
  • Huân chương lao động hạng thứ nhất.
  • Huân chương độc lập hạng thứ ba
  • Là lá cờ đầu của ngành Văn Hóa – Thông tin nhiều năm Liền, cờ luân lưu của Thủ tướng chính phủ và nhiều phần thưởng cao quý khác.
  • Tặng  phong 3 danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và hàng chục danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nhà giáo ưu tú cho những nghệ sĩ tài năng, có đóng góp đặc biệt xuất sắc.

Nhờ những đóng góp to lớn đó, kỷ niệm 57 năm thành lập 16/1/1956 – 16/1/2013, Liên Đoàn xiếc Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng thứ Hai.

Các hình thức biểu diễn hiện tại

Kế thừa phát huy truyền thống từ lâu đời trong lịch sử, học tập, tiếp thu những thành tựu của thế giới. Đến nay, tại Việt Nam đã có đầy đủ các bộ môn phong phú: đu trên cao, nhào lộn, tung hứng, ảo thuật, hề, thăng bằng, các tiết mục tạp kỹ, xiếc thú…

Bước đầu tiên thử nghiệm, dàn dựng màn diễn một số chương trình theo chủ đề hiện đại nhưng dựa trên chất liệu văn hóa truyền thống Việt Nam. Các đoàn, nghệ sĩ, diễn viên dần đã khẳng định được tài năng, tên tuổi bằng các danh hiệu, giải thưởng qua các liên hoan trong nước và quốc tế. 

Theo chủ thể biểu diễn

  • Xiếc người
  • Xiếc thú

Hình ảnh về xiếc thú
Hình ảnh về xiếc thú

Theo động tác

  • Nhào lộn: nhào lộn dẻo, nhào lộn thể lực, nhào lộn hài hước, nhào lộn chuyển vai,…
  • Nhào lộn động: lăn, xoay, lộn, bật người.
  • Nhào lộn tĩnh:  trồng đầu.trụ tay,..
  • Thăng bằng: thăng bằng trên dây; trên sào; trên thang; trên trụ; trên ghế, …..
  • Thăng bằng trên vật: đi xe đạp một bánh, đi qua cầu; đi trên dây;…
  • Thăng bằng vật trên người: để trụ, để thang trên vai,trên trán, bụng…
  • Tung hứng: tung hứng thể lực, tung hứng trên sàn, tung hứng trên lưng động vật, tung hứng thăng bằng, tung hứng – múa, tung hứng trên chân, quay đĩa, vòng da
  • Thể thao: có nhiều trò thể thao được nâng cao thành tiết mục biểu diễn xiếc như thể thao trên sàn, thể thao trên không.

Màn diễn tung hứng từ các bạn nhỏ
Màn diễn tung hứng từ các bạn nhỏ

Điều kiện cần để tham gia xiếc là gì? 

Ông Tạ Duy Ánh – Giám đốc Liên đoàn xiếc Việt Nam cho biết, đối với các cuộc thi trước thì hiện tại các cuộc thi sẽ có bổ sung loại hình xiếc hài và xiếc thú chứ không chỉ bó hẹp về người. Tùy sở trường của từng nghệ sĩ mà sẽ chọn cho mình hình thức phù hợp miễn sao đảm bảo đã lên kế hoạch đầy đủ và màn trình diễn chuyên nghiệp. 

Những người hoạt động trong liên đoàn sẽ có lợi thế là cuộc thi được tổ chức tại rạp của liên đoàn nên lãnh đạo liên đoàn tranh thủ tạo điều kiện cho các nghệ sĩ tham gia ở hầu hết các loại hình. Ðặc biệt là các bạn diễn viên trẻ vì tuổi nghề của bộ môn này không cao nên sẽ tham gia cọ sát tạo cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm. 

Điều kiện bắt buộc là nghệ sĩ thời gian đó tranh thủ luyện tập để nâng cao tay nghề của mình. Nhưng vẫn rất cần biểu diễn trước công chúng có thể để rút kinh nghiệm và có sự thăng hoa mới có thể tham gia xiếc thường xuyên được. 

Tổng hợp những nghệ sĩ xiếc nổi tiếng tại Việt Nam 

Thực tế là hiện các đơn vị trên toàn quốc đang thiếu nguồn nhân lực trẻ trầm trọng. Trường duy nhất hiện nay đào tạo diễn viên bộ môn này là Trường trung cấp Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Việt Nam ngày càng khó tìm kiếm nguồn đầu để vào. Trường phải đến tận khu vực vùng sâu, vùng xa, lên vùng núi cao để mong tìm kiếm được bạn trẻ chịu theo bộ môn này. Bởi nghề này quá nhọc nhằn, học 5 năm ra trường không biết tương lai ra sao mà rủi ro khi biểu diễn rất cao, tuổi nghề lại ngắn.

Bên cạnh việc thiếu hụt các tiết mục cá nhân thì các tiết mục tập thể của cuộc thi cũng có những điểm yếu. Có tiết mục dàn dựng quá cầu kỳ, chú trọng bề nổi mà quên đi làm gì thì làm phải làm rạng lên cái cơ bản là kỹ thuật đặc trưng của nó. Có những ý tưởng dàn dựng lại không ăn nhập với kỹ thuật biểu diễn được đang khai thác trong tiết mục…

Ở Liên đoàn Xiếc Việt Nam nhiều nghệ sĩ lớn gồm Trần Ngọc, Lê Văn Tài, Mỹ Hạnh, Lan Hương, Bùi Nhị Linh,….. chính là những cái tên nổi tiếng ấn tượng nhất. Bản thân NSƯT Kim Hạnh – người nổi tiếng với tiết mục đu cánh diều nhưng không may đã bị ngã gãy tay khi đang cố gắng tập động tác mạo hiểm hơn trên không. NSUT Ngô Tuyết Hoàn người làm nghề nổi tiếng đã không may gặp tai nạn trong lúc tập luyện dẫn đến bị liệt nửa người, trở thành tàn phế, phải ngồi trên xe lăn…

Kinh nghiệm để có một màn xiếc hoàn hảo nhất 

Nghề nào cũng là nghề, rủi ro ở đâu cũng sẽ luôn xuất hiện. Nhưng hơn cả, ngành nghề biểu diễn đang được nhắc tới có độ rủi ro cao hơn rất nhiều, có nhiều người trong nghề đã bị chấn thương, nặng hay nhẹ đều có. 

Để trụ vững được trong nghề, đòi hỏi con người cần có tình yêu với nghề nồng nàn, đam mê, đánh đổi, hy sinh hết mình về nghệ thuật nói chung, nghề “xiếc” nói riêng. Một số kinh nghiệm cần nhớ để có màn diễn xiếc đặc sắc, mãn nhãn nhất như sau: 

Kinh nghiệm để có một màn diễn xiếc hoàn hảo

Để có thể có sự chỉn chu, hoàn hảo trong một buổi trình diễn, đòi hỏi người sản xuất, đạo diễn cần cẩn thận lên kế hoạch, ý tưởng, điều hành đội ngũ nhân viên của mình. Một màn biểu diễn hoàn hảo sẽ đem đảm bảo những tiêu chí sau đây:

  • Đầu tư về ý tưởng, có sự chỉn chu về kế hoạch.
  • Đầu tư về hình ảnh, ngoại hình của đối tượng, người diễn xiếc.
  • Các trang thiết bị của chương trình biểu diễn: bộ phận ánh sáng, âm thanh, sân khấu…
  • Mọi người đều cần có tác phong chuyên nghiệp trong công việc.
  • Sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi biểu diễn.
  • Các màn diễn trình đảm bảo những yếu tố phù hợp, phong phú, đa dạng nội dung

Kinh nghiệm cho một buổi trình diễn xiếc hoàn hảo
Kinh nghiệm cho một buổi trình diễn xiếc hoàn hảo

Rủi ro trong nghề xiếc

Chỉ trong chưa đầy một tháng, đã phải chứng kiến sự ra đi của hai nghệ sĩ xiếc vì những tai nạn vô cùng thương tâm. Anton Martynov (32 tuổi) – một nghệ sĩ xiếc giỏi kinh nghiệm người Nga trong khi đang biểu diễn trên cao đã bị tuột tay rơi từ độ cao 7 mét xuống sàn sân khấu, tủy sống bị tổn thương, chấn thương nặng ở phần đầu… và đã không thể qua khỏi sau 3 tuần điều trị tích cực.

Mới đây, nghệ sĩ xiếc Yann Arnaud (39 tuổi) – một nghệ sĩ xiếc đu dây của đoàn Cirque du Soleil (Canada) đã tử vong sau cú ngã trên sân khấu khi đang thực hiện tiết mục đu dây trên không tại Mỹ. Hai cái chết của hai nghệ sĩ tài năng và dày dạn kinh nghiệm khiến không ít người bàng hoàng. Người ta không khỏi ngừng nghĩ ngợi nhiều về sự nguy hiểm, có khi phải đánh đổi bằng tính mạng của những nghệ sĩ đã trót mang nghiệp với môn nghệ thuật này.

Ở Việt Nam dù chưa có tai nạn nào quá thương tâm nhưng chuyện tai nạn đối với các nghệ sĩ là chuyện thường thấy. NSND Tạ Duy Ánh – Giám đốc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho rằng, các yếu tố như thiết bị an toàn, đệm thật êm, sân khấu hiện đại,… cũng rất khó có thể tránh được câu chuyện gặp tai nạn, nhất là do những nguyên nhân khách quan như đang biểu diễn thì bị chuột rút hoặc những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của diễn viên.

Đáng tiếc cho những tai nạn không mong muốn xảy ra
Đáng tiếc cho những tai nạn không mong muốn xảy ra

Kết luận

Dù xã hội đang trong quá trình phát triển, bộ môn xiếc luôn là những dấu in đậm vững chắc trong lịch sử hình thành và phát triển cùng với các bộ môn nghệ thuật khác. Là nghệ thuật, những người diễn viên như những người nghệ sĩ dành hết tâm can, niềm đam mê cho bộ môn thú vị này. 

Xem nhiều nhất